Với tốc độ xây dựng chóng mặt, Việt Nam nhanh chóng trở thành thị trường mới nổi hấp dẫn nhất Đông Nam Á về các thiết bị, máy móc xây dựng. Nhiều nhà cung cấp thế giới đang nhòm ngó, thậm chí sắp mở nhà máy chế tạo ngay tại Việt Nam như Doosan - Tập đoàn công nghiệp hàng đầu Hàn Quốc vừa công bố mới đây, nhằm tranh thủ tiềm năng của một đất nước đang bùng nổ xây dựng.
Miếng bánh lớn đang nở nồi
Trong các ngành sản xuất thực, giá trị sản xuất xây dựng luôn thuộc top có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Mặc dù năm 2010, lĩnh vực địa ốc lừng khừng nhưng số liệu thống kê 6 tháng đầu năm 2010 của Bộ KH&ĐT vẫn cho thấy, giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng tới 23,8% so với cùng kỳ, dẫn đầu khối sản xuất.
Những con số ấn tượng cùng các công trường liên tục mọc lên suốt chiều dài đất nước hẳn nhiên không lọt khỏi tầm mắt của các nhà cung cấp thiết bị, máy móc xây dựng thế giới. Bởi với các công trình xây dựng ngày càng hiện đại, nhất là xu hướng tận dụng không gian ngầm, chắc chắn các nhà thầu xây dựng, đơn vị thi công công trình phải trang bị đồng bộ những loại máy móc, thiết bị xây dựng tiên tiến, hiện đại. Đây là nhu cầu có thật và rất bức thiết nhưng ngành công nghiệp cơ khí của Việt Namlại chưa sản xuất được các loại máy móc xây dựng hạng nặng có thể đáp ứng được.
Cơ hội - do đó đã thuộc về các DN nước ngoài, tạo nên “sức hút đến từ Việt Nam” trong mắt các nhà cung cấp máy móc thiết bị xây dựng thế giới. Các chuyên gia Hàn Quốc - quốc gia hiện đang xuất khẩu máy móc, thiết bị xây dựng lớn thứ hai vào Việt Namnhận định “Việt Namlà thị trường mới nổi hấp dẫn nhất châu Á trong lĩnh vực này”.
Đó hắn là lý do, đã có rất nhiều tập đoàn và Cty sản xuất máy móc và thiết bị xây dựng Hàn Quốc tìm đường vào Việt Nam. Mới đây nhất, Tập đoàn Doosan - nhà công nghiệp hàng đầu Hàn Quốc với sản phẩm chủ lực là các loại máy xúc, bánh lốp, bánh xích, xúc lật… vừa công bố chọn Việt Nam là điểm đến trọng điểm tại thị trường mục tiêu Đông Nam Á. Niềm tin vào “miếng bánh đang nở nồi” tại thị trường Việt Nam lớn đến mức, Doosan còn cho biết sẽ xây dựng nhà máy chế tạo máy xúc đầu tiên của Đông Nam Á ngay tại Việt Nam.
“Cây đũa thần” 3S
Cơ sở đế Doosan quyết định nhắm đến Việt Nam chính là tốc độ tăng trưởng bán hàng ấn tượng từ nhà phân phối DCC. Tính đến tháng 10/2010, DCC đã bán được hơn 100 chiếc máy xúc trong đó chiếm tỷ trọng 62% là máy xúc bánh lốp, 32% còn lại là máy xúc bánh xích và máy xúc lật. Đó là kết quả của 1 năm DCC chính thức trở thành nhà phân phối độc quyền Doosan tại Việt Nam. Trong tình hìnhlượng tiêu thụ máy mới chỉ chiếm 5% thị phần máy xây dựng tại Việt Nam, tốc độ tăng trưởng của DCC vẫn cao gấp 3 lần so với nhà phân phối trước về sản lượng bán hàng. Thành tích ấn tượng đó đã giúp DCC đạt danh hiệu Nhà phân phối máy xúc Doosan hiệu quả nhất trong khu vực châu Á.
Thành lập năm 1896, Doosan là tập đoàn công nghiệp hàng đầu của Hàn Quốc và là một trong những tập đoàn có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới với doanh thu tăng 21% so với mức doanh thu trung bình từ năm 2000 (từ 2,7 tỷ lên 20,2 tỷ USD trong năm 2008). Dự tính đến 2015, doanh thu năm của Doosan ước đạt 100 tỷ USD. Hiện nay, tập đoàn này đang xúc tiến mở rộng thị trường sang các khu vực đang phát triển với hai thị trường mục tiêu là
Đông Nam Á và thị trường Brazil.
Chia sẻ về thành công của DCC, ông Nguyễn Toàn Thắng - Giám đốc DCC cho biết, ngay khi trở thành nhà phân phối độc quyền của Doosan, DCC đã nhanh chóng xây dựng và phát triển hệ thống bán hàng rộng và sâu với các trung tâm 3S. 3S là viết tắt của bán hàng, dịch vụ và phụ tùng - đảm bảo chăm sóc khách hàng không chỉ khi mua sản phẩm mà trong suốt quá trình sử dụng. Với 3S, khách hàng bớt hẳn mối lo về việc thiếu phụ tùng thay thế hay sửa chữa khó khăn. Đây là điều vô cùng cần thiết vì máy móc, thiết bị xây dựng không giống những mặt hàng tiêu dùng phổ biến mà luôn có những yêu cầu nhất định về kỹ thuật và đồng bộ.
Ông Thắng tiết lộ, dù Nhật Bản đang dẫn đầu thị trường máy xúc (gần 70%) nhưng từ khi triển khai 3S, thương hiệu Doosan của Hàn Quốc đã có sự tăng trưởng cao nhất về cả số lượng và giá trị trong vài năm trở lại đây. Hiện các tiêu chuẩn về đại lý 3S được áp dụng chung và thống nhất trên tòan bộ hệ thống của DCC với 3 trung tâm bán hàng lớn tại địa bàn các tỉnh phía Bắc: Trung tâm bán hàng 1-5 tại Đông Anh, Trung tâm bán hàng tại Long Biên (Hà Nội), trung tâm bán hàng tại Quảng Ninh và 3 đại lý tại: Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM. DCC cho biết, trong hai năm tới, DCC sẽ thành lập 6 đại lý cấp II tại 5 khu vực có công nghiệp khai thác mỏ và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng lớn của Việt Nam.
Với những gì DCC làm được, Doosan đang tiến tới mở rộng phân phối các thiết bị xây dựng như máy xúc đào, bánh lốp, bánh xích, xúc lật… tại Việt Nam. “Trong thời gian tới, mục tiêu của DCC là đưa thương hiệu máy xúc Doosan trở thành một trong hai thương hiệu mạnh nhất, có uy tín và có tính cạnh tranh cao trên thị trường máy xây dựng, máy công trình tại Việt Nam” - ông Thắng tự tin khẳng định.
Cơ sở đế Doosan quyết định nhắm đến Việt Nam chính là tốc độ tăng trưởng bán hàng ấn tượng từ nhà phân phối DCC. Tính đến tháng 10/2010, DCC đã bán được hơn 100 chiếc máy xúc trong đó chiếm tỷ trọng 62% là máy xúc bánh lốp, 32% còn lại là máy xúc bánh xích và máy xúc lật. Đó là kết quả của 1 năm DCC chính thức trở thành nhà phân phối độc quyền Doosan tại Việt Nam. Trong tình hìnhlượng tiêu thụ máy mới chỉ chiếm 5% thị phần máy xây dựng tại Việt Nam, tốc độ tăng trưởng của DCC vẫn cao gấp 3 lần so với nhà phân phối trước về sản lượng bán hàng. Thành tích ấn tượng đó đã giúp DCC đạt danh hiệu Nhà phân phối máy xúc Doosan hiệu quả nhất trong khu vực châu Á.
Thành lập năm 1896, Doosan là tập đoàn công nghiệp hàng đầu của Hàn Quốc và là một trong những tập đoàn có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới với doanh thu tăng 21% so với mức doanh thu trung bình từ năm 2000 (từ 2,7 tỷ lên 20,2 tỷ USD trong năm 2008). Dự tính đến 2015, doanh thu năm của Doosan ước đạt 100 tỷ USD. Hiện nay, tập đoàn này đang xúc tiến mở rộng thị trường sang các khu vực đang phát triển với hai thị trường mục tiêu là
Đông Nam Á và thị trường Brazil.
Chia sẻ về thành công của DCC, ông Nguyễn Toàn Thắng - Giám đốc DCC cho biết, ngay khi trở thành nhà phân phối độc quyền của Doosan, DCC đã nhanh chóng xây dựng và phát triển hệ thống bán hàng rộng và sâu với các trung tâm 3S. 3S là viết tắt của bán hàng, dịch vụ và phụ tùng - đảm bảo chăm sóc khách hàng không chỉ khi mua sản phẩm mà trong suốt quá trình sử dụng. Với 3S, khách hàng bớt hẳn mối lo về việc thiếu phụ tùng thay thế hay sửa chữa khó khăn. Đây là điều vô cùng cần thiết vì máy móc, thiết bị xây dựng không giống những mặt hàng tiêu dùng phổ biến mà luôn có những yêu cầu nhất định về kỹ thuật và đồng bộ.
Ông Thắng tiết lộ, dù Nhật Bản đang dẫn đầu thị trường máy xúc (gần 70%) nhưng từ khi triển khai 3S, thương hiệu Doosan của Hàn Quốc đã có sự tăng trưởng cao nhất về cả số lượng và giá trị trong vài năm trở lại đây. Hiện các tiêu chuẩn về đại lý 3S được áp dụng chung và thống nhất trên tòan bộ hệ thống của DCC với 3 trung tâm bán hàng lớn tại địa bàn các tỉnh phía Bắc: Trung tâm bán hàng 1-5 tại Đông Anh, Trung tâm bán hàng tại Long Biên (Hà Nội), trung tâm bán hàng tại Quảng Ninh và 3 đại lý tại: Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM. DCC cho biết, trong hai năm tới, DCC sẽ thành lập 6 đại lý cấp II tại 5 khu vực có công nghiệp khai thác mỏ và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng lớn của Việt Nam.
Với những gì DCC làm được, Doosan đang tiến tới mở rộng phân phối các thiết bị xây dựng như máy xúc đào, bánh lốp, bánh xích, xúc lật… tại Việt Nam. “Trong thời gian tới, mục tiêu của DCC là đưa thương hiệu máy xúc Doosan trở thành một trong hai thương hiệu mạnh nhất, có uy tín và có tính cạnh tranh cao trên thị trường máy xây dựng, máy công trình tại Việt Nam” - ông Thắng tự tin khẳng định.
Blog: Máy xây dựng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét