Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Những cỗ máy “khủng long” của thế giới xây dựng

Các ngành công nghiệp khai mỏ và xây dựng trên thế giới luôn cần đến sự giúp đỡ của những cố máy "quái vật" như dưới đây trong quá trình làm việc.


Caterpillar 797F

Mẫu xe tải “bự con” mang tên Caterpillar 797F sẽ khiến bạn phải choáng ngợp khi trèo lên khoang lái cao ngất ngưỡng. Với tải trọng 400 tấn, Caterpillar 797F có thể vận chuyển một lượng lớn đất đá đến nơi khác một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Để có tải trọng lớn như thế, Caterpillar 797F ắt hẳn sở hữu sức mạnh không hề tầm thường. Cụ thể, xe được trang bị động cơ diesel có công công suất tối đa lên đến 4.000 mã lực và mô-men xoắn cực đại 3.118 Nm.


Xe sử dụng lốp Michelin với đường kính 4 m và có tổng trọng lượng là 5,3 tấn. Chỉ riêng mỗi chiếc lốp của Caterpillar 797F đã có giá 42.500 USD. Do đó, giá bán của một chiếc Caterpillar 797F rơi vào khoảng 5 triệu USD.

Komatsu D575A

Máy ủi Komatsu D575A được trang bị động cơ diesel 12 xi-lanh với công suất tối đa 1.150 mã lực và bàn ủi rộng đến 7,3 m. Nhờ đó, Komatsu D575A có thể đẩy khối lượng đất đá nặng đến 170 tấn.

Bên trong khoang lái xuất hiện điều hòa nhiệt độ, máy sưởi, hệ thống radio, bộ chuyển đổi mô-men xoắn và giảm thanh có nắp chống nước. Ngoài ra, máy ủi Komatsu D575A còn được trang bị hệ thống điều khiển từ xa nhằm đảm bảo an toàn trong các trường hợp làm việc nguy hiểm. Tuy nhiên, ngồi ở ghế lái của Komatsu D575A mới thực sự là một trải nghiệm thú vị.

LeTourneau L-2350

Để đưa khối đất đá mà Komatsu D575A đã dồn lại lên xe tải “khủng long” Caterpillar 797F, các công nhân phải dùng đến máy xúc lật LeTourneau L-2350. Đây là loại máy xúc lật được trang bị động cơ diesel tăng áp, 16 xi-lanh, nặng 258 tấn và sản sinh công suất tối đa 2.300 mã lực. Với sức mạnh đó, LeTourneau L-2350 có thể nâng khối lượng đất đá lên đến 72 tấn.

Bình nhiên liệu của LeTourneau L-2350 cũng “be bé” như xe với dung tích 3.785 lít. Giá bán của một chiếc máy xúc lật LeTourneau L-2350 đạt mức 1,5 triệu USD.

Big Bud 16V-747

Cỗ xe "khủng long" tiếp theo là máy kéo Big Bud 16V-747. Tuy đã 36 "tuổi đời" nhưng Big Bud 16V-747 vẫn là chiếc máy kéo lớn nhất thế giới với chiều dài 8,5 m, rộng 6,4 m, cao 4,2 m và trọng lượng 65 tấn. 

Xe được trang bị động cơ diesel 16 xi-lanh có công suất tối đa 900 mã lực. Vào năm 1978, chiếc máy kéo Big Bud 16V-747 đã có giá 300.000 USD.

Hitachi 'Big Bertha' 

Máy đào hầm Hitachi Big Bertha có đường kính 17,5 m, dài 99,4 m và nặng 7.000 tấn. Máy có khả năng khoan 7,6 cm/phút. Cái giá cho cỗ máy đào hầm "khủng" của Nhật Bản là 80 triệu USD.

Băng tải chuyên dụng của NASA

Băng tải đầu tiên của NASA được lắp ráp vào năm 1965 với nhiệm vụ đưa tên lửa và các phi thuyền ra bệ phóng. Được trang bị hai khối động cơ diesel V16, công suất 2.750 mã lực, "con quái vật" của NASA nặng đến 3.000 tấn và đốt hết 477 lít nhiên liệu cho mỗi dặm đường. Giá của mỗi băng tải là 14 triệu USD.

Bagger 288

Được công ty Krupp của Đức lắp ráp vào năm 1978, Bagger 288 có chiều dài 220 m, cao 96 m và trọng lượng 13.500 tấn. Tốc độ di chuyển nhanh nhất của Bagger 288 là 10 m/phút. Trong một ngày, Bagger 288 có thể đào sâu 30 m với diện tích tương đương một sân bóng đá. Giá bán của Bagger 288 lên đến 100 triệu USD.

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

Thị trường máy xây dựng đang bị bỏ ngõ

Máy xây dựng là nhóm máy phục vụ cho công tác xây dựng cơ bản. Có thể chia máy xây dựng làm nhiều nhóm như nhóm máy nâng, nhóm máy làm đất, nhóm máy gia cố nền móng, máy sản xuất vật liệu và cấu kiện xây dựng, máy thiết bị chuyên dùng, máy làm đường, máy thiết bị hoàn thiện... 

Thị trường máy xây dựng đang bị bỏ ngõ

Máy xúc đào Caterpillar của Mỹ

Máy xây dựng là nhóm máy phục vụ cho công tác xây dựng cơ bản. Có thể chia máy xây dựng làm nhiều nhóm như nhóm máy nâng, nhóm máy làm đất, nhóm máy gia cố nền móng, máy sản xuất vật liệu và cấu kiện xây dựng, máy thiết bị chuyên dùng, máy làm đường, máy thiết bị hoàn thiện... Đặc điểm chung của các loại máy này đều có nguồn động cơ và nguồn động lực. Các loại máy xây dựng có kích cỡ lớn, khối lượng thép rất nặng nên phí vận chuyển cao dẫn đến giá bán rất đắt. Một chiếc cần trục của Đức hoặc của Nhật ngoài động cơ ra, trọng lượng còn lại hầu hết là thép nhưng ta phải mua đến gần 4 tỷ đồng. Chiếc cần cẩu 600 tấn dùng để lắp bao hơi, tua bin, máy phát ở các nhà máy nhiệt điện đốt than lên đến gần 12 tỷ đồng, chiếc máy nghiền đứng xi măng cũng lên đến hơn 10 tỷ đồng...

Theo ông Võ Quang Diệm - Vụ phó Vụ VLXD (Bộ Xây dựng), ước tính mỗi năm chúng ta phải bỏ ra từ 2 - 3 tỷ USD để nhập các loại máy xây dựng. Tuy nhiên, việc quản lý máy xây dựng lại chưa đi vào một mối, chưa phân rõ trách nhiệm cơ quan quản lý. Lâu nay việc quản lý, kiểm tra các loại máy xây dựng thuộc trách nhiệm của Bộ GTVT và Bộ KHCN, trong khi đó máy xây dựng lại tập trung nhiều nhất ở Bộ Xây dựng và Bộ NN&PTNT. Điều này bất hợp lý bởi thế mạnh của Bộ GTVT tập trung chủ yếu vào lĩnh vực xe tải, xe khách, xe con, còn thị trường máy xây dựng lại chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức.

Ông Vũ Liêm Chính - Trưởng bộ môn Máy xây dựng, Trường ĐH Xây dựng Hà Nội cho biết: Do có chung một nguyên lý hoạt động, cụm chi tiết, cấu tạo, tự động hoá nên các máy xây dựng có những tính năng, tác dụng như nhau. Nhiều loại máy xây dựng như máy ủi, máy xúc, cần trục, thang máy... chúng ta hoàn toàn có khả năng sản xuất được phần kết cấu thép, thậm chí sản xuất nguyên chiếc. Tuy nhiên, cho đến nay, ngoài một vài DN sản xuất thiết bị nâng, xe tải nặng theo đòi hỏi cục bộ của thị trường, thị trường máy xây dựng trong nước vẫn còn bỏ trống. Gần như 100% máy xây dựng ở Việt Nam là nhập ngoại. Đây là một sự lãng phí rất lớn, không chỉ về ngoại tệ, chất xám mà các DN cơ khí trong nước cũng không phát triển được.

Một điều đáng nói nữa là, trong khi thị trường máy xây dựng đa dạng và sôi động như vậy thì các Cty thuê mua tài chính lại không phát triển và chưa trở thành địa chỉ hấp dẫn của các DN trong lĩnh vực thuê mua máy xây dựng. Ông Lê Văn Quế - Chủ tịch HĐQT TCty Sông Đà, một trong những DN sở hữu nhiều máy xây dựng nhất nước ta cho biết: Để thi công các dự án thuỷ điện, nhất là các nhà máy thuỷ điện có công suất lớn, hàng năm TCty Sông Đà phải đầu tư trên dưới 3.000 tỷ đồng để nhập các loại xe tải nặng, máy móc thi công, đặc biệt là các cần cẩu có sức nâng lớn. Tuy nhiên, việc đầu tư mua thiết bị mới rẻ hơn rất nhiều so với đi thuê thiết bị của các Cty bởi thủ tục rườm rà, nhiêu khê và phí vận chuyển rất cao. Đó là chưa nói đến các Cty thuê mua tài chính và các đại lý hoạt động trong lĩnh vực này nhiều khi chỉ là môi giới ăn hoa hồng.

Ông Phạm Hùng - Tổng giám đốc TCty Lilama, DN chuyên lắp đặt các thiết bị siêu trường siêu trọng với những cần cẩu có sức nâng lớn, tay với dài cũng cho rằng, các Cty thuê mua tài chính chưa đáp ứng được nhu cầu của các DN xây lắp lớn. Chính vì lẽ đó mà không ít DN chẳng ngại ngần bỏ ra một số ngoại tệ rất lớn mua thiết bị, máy móc cho riêng mình và nhiều thiết bị, máy móc chỉ dùng một vài lần hoặc một vài năm rồi đắp chiếu để đấy.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, hiện tại các loại máy xây dựng nhập vào trong nước lớn hơn rất nhiều so với nhu cầu thực tế. Nhiều nơi như Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương... xuất hiện hàng loạt các bãi bán các loại máy xây dựng, xe tải nặng với giá phải chăng nhưng các "thượng đế" đến đây hầu hết chỉ là các DN tư nhân.

Gần đây, Chiến lược phát triển cơ khí trọng điểm của Chính phủ có đề cập đến lĩnh vực xe tải nặng, chế tạo cơ khí cho các dự án xi măng, thuỷ điện... trong khi thị trường máy xây dựng rất lớn và đa dạng lại chưa được nhắc đến. Thực tế trên cho thấy, Nhà nước cần sớm có chiến lược đầu tư lâu dài và có chính sách ưu đãi về vốn cho các DN cơ khí để họ yên tâm đầu tư vào các dự án chế tạo máy xây dựng. Bởi một số DN của ngành Xây dựng như Lilama, Coma, Licogi đang nghiên cứu thiết kế, chế tạo các sản phẩm như máy xúc, cần cẩu tháp, thang máy... nhưng lại gặp khó khăn về vốn, thị trường và công nghệ.

Thị trường máy xây dựng đang bị bỏ ngỏ

Máy xúc lật komatsu Nhật

Máy xây dựng là nhóm máy phục vụ cho công tác xây dựng cơ bản. Có thể chia máy xây dựng làm nhiều nhóm như nhóm máy nâng, nhóm máy làm đất, nhóm máy gia cố nền móng, máy sản xuất vật liệu và cấu kiện xây dựng, máy thiết bị chuyên dùng, máy làm đường, máy thiết bị hoàn thiện... Đặc điểm chung của các loại máy này đều có nguồn động cơ và nguồn động lực. Các loại máy xây dựng có kích cỡ lớn, khối lượng thép rất nặng nên phí vận chuyển cao dẫn đến giá bán rất đắt. Một chiếc cần trục của Đức hoặc của Nhật ngoài động cơ ra, trọng lượng còn lại hầu hết là thép nhưng ta phải mua đến gần 4 tỷ đồng. Chiếc cần cẩu 600 tấn dùng để lắp bao hơi, tua bin, máy phát ở các nhà máy nhiệt điện đốt than lên đến gần 12 tỷ đồng, chiếc máy nghiền đứng xi măng cũng lên đến hơn 10 tỷ đồng...

Theo ông Võ Quang Diệm - Vụ phó Vụ VLXD (Bộ Xây dựng), ước tính mỗi năm chúng ta phải bỏ ra từ 2 - 3 tỷ USD để nhập các loại máy xây dựng. Tuy nhiên, việc quản lý máy xây dựng lại chưa đi vào một mối, chưa phân rõ trách nhiệm cơ quan quản lý. Lâu nay việc quản lý, kiểm tra các loại máy xây dựng thuộc trách nhiệm của Bộ GTVT và Bộ KHCN, trong khi đó máy xây dựng lại tập trung nhiều nhất ở Bộ Xây dựng và Bộ NN&PTNT. Điều này bất hợp lý bởi thế mạnh của Bộ GTVT tập trung chủ yếu vào lĩnh vực xe tải, xe khách, xe con, còn thị trường máy xây dựng lại chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức.

Ông Vũ Liêm Chính - Trưởng bộ môn Máy xây dựng, Trường ĐH Xây dựng Hà Nội cho biết: Do có chung một nguyên lý hoạt động, cụm chi tiết, cấu tạo, tự động hoá nên các máy xây dựng có những tính năng, tác dụng như nhau. Nhiều loại máy xây dựng như máy ủi, máy xúc, cần trục, thang máy... chúng ta hoàn toàn có khả năng sản xuất được phần kết cấu thép, thậm chí sản xuất nguyên chiếc. Tuy nhiên, cho đến nay, ngoài một vài DN sản xuất thiết bị nâng, xe tải nặng theo đòi hỏi cục bộ của thị trường, thị trường máy xây dựng trong nước vẫn còn bỏ trống. Gần như 100% máy xây dựng ở Việt Nam là nhập ngoại. Đây là một sự lãng phí rất lớn, không chỉ về ngoại tệ, chất xám mà các DN cơ khí trong nước cũng không phát triển được.

Một điều đáng nói nữa là, trong khi thị trường máy xây dựng đa dạng và sôi động như vậy thì các Cty thuê mua tài chính lại không phát triển và chưa trở thành địa chỉ hấp dẫn của các DN trong lĩnh vực thuê mua máy xây dựng. Ông Lê Văn Quế - Chủ tịch HĐQT TCty Sông Đà, một trong những DN sở hữu nhiều máy xây dựng nhất nước ta cho biết: Để thi công các dự án thuỷ điện, nhất là các nhà máy thuỷ điện có công suất lớn, hàng năm TCty Sông Đà phải đầu tư trên dưới 3.000 tỷ đồng để nhập các loại xe tải nặng, máy móc thi công, đặc biệt là các cần cẩu có sức nâng lớn. Tuy nhiên, việc đầu tư mua thiết bị mới rẻ hơn rất nhiều so với đi thuê thiết bị của các Cty bởi thủ tục rườm rà, nhiêu khê và phí vận chuyển rất cao. Đó là chưa nói đến các Cty thuê mua tài chính và các đại lý hoạt động trong lĩnh vực này nhiều khi chỉ là môi giới ăn hoa hồng.

Ông Phạm Hùng - Tổng giám đốc Công ty Lilama, DN chuyên lắp đặt các thiết bị siêu trường siêu trọng với những cần cẩu có sức nâng lớn, tay với dài cũng cho rằng, các Cty thuê mua tài chính chưa đáp ứng được nhu cầu của các DN xây lắp lớn. Chính vì lẽ đó mà không ít DN chẳng ngại ngần bỏ ra một số ngoại tệ rất lớn mua thiết bị, máy móc cho riêng mình và nhiều thiết bị, máy móc chỉ dùng một vài lần hoặc một vài năm rồi đắp chiếu để đấy.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, hiện tại các loại máy xây dựng nhập vào trong nước lớn hơn rất nhiều so với nhu cầu thực tế. Nhiều nơi như Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương... xuất hiện hàng loạt các bãi bán các loại máy xây dựng, xe tải nặng với giá phải chăng nhưng các "thượng đế" đến đây hầu hết chỉ là các DN tư nhân.

Gần đây, Chiến lược phát triển cơ khí trọng điểm của Chính phủ có đề cập đến lĩnh vực xe tải nặng, chế tạo cơ khí cho các dự án xi măng, thuỷ điện... trong khi thị trường máy xây dựng rất lớn và đa dạng lại chưa được nhắc đến. Thực tế trên cho thấy, Nhà nước cần sớm có chiến lược đầu tư lâu dài và có chính sách ưu đãi về vốn cho các DN cơ khí để họ yên tâm đầu tư vào các dự án chế tạo máy xây dựng. Bởi một số DN của ngành Xây dựng như Lilama, Coma, Licogi đang nghiên cứu thiết kế, chế tạo các sản phẩm như máy xúc, cần cẩu tháp, thang máy... nhưng lại gặp khó khăn về vốn, thị trường và công nghệ.

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

Máy Uốn Sắt Trung Quốc GW50

Máy uốn thép GW-50 là thiết bị cắt thép xây dựng. Với công nghệ sản xuất theo tiêu chuẩn châu âu. Máy uốn thép GW-50 đảm bảo về chất lượng, khả năng an toàn trong sử dụng cũng như hiệu quả trong thi công. Máy uốn thép GW-50 là sự lựa chọn hàng đầu của những công trình xây dựng.

Máy Uốn Sắt Trung Quốc GW50
Máy Uốn Sắt Trung Quốc GW50
THÔNG SỐ KỸ THUẬT:

- Tên máy: Máy Uốn Sắt Trung Quốc GW50
- Model: GW50
- Khả năng uốn tối đa : 42mm
- Công suất : 3 kw
- Điện áp : 380v
- Trọng lượng : 354 kg
- Mới:100%

Công ty Sản Xuất Máy Và Thiết Bị Xây Dựng RỒNG VIỆT

Trụ sở: Tòa nhà Mercury - 203 Nam Kỳ Khởi Nghĩa – P. 7 – Q. 3 – TP. HCM

Xưởng SX: 109 QL1A – P. Thạnh Xuân – Q. 12 – TP. HCM

Hotline: 0973 620 668 (Ms Thu) – 0923 079 779 (PKD)





Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

Xe phá sóng đặc chủng

Thường là xe cỡ lớn, các mẫu đặc chủng của quân đội và cảnh sát có thêm tính năng ngăn chặn sự phá hoại từ xa với những thiết bị phá sóng thuộc loại lớn nhất.

Các thiết bị phá sóng thường được gắn lên xe nhằm làm nhiễu các loại sóng vô tuyến ở nhiều băng tần khác nhau, nhằm ngăn chặn việc kích nổ mìn hay vũ khí bằng tín hiệu vô tuyến. Thiết bị phá sóng có đủ các loại, từ đơn giản tới phức tạp. Các loại máy có công suất tầm 10W có thể phá sóng trong bán kính 5-10 mét tùy điều kiện địa hình. Có những loại máy có thể phá trong diện tích 1.000 mét vuông.

Nhiều loại máy đa nhiệm có thể tùy chọn để phá sóng riêng lẻ như sóng GSM hoặc DSC, sóng wifi, sóng 3G hay bluetooth. Thậm chí có thể điều khiển từ xa để lựa chọn nhiệm vụ.

Với đặc tính cần linh động, kích thước bằng một chiếc valy hay lớn hơn thế, các thiết bị này có thể được cài lên một chiếc sedan thông thường cho tới các dòng chuyên dụng.

Những thiết bị phá sóng lớn công suất cao và hiện đại thường được sử dụng trong quân đội và cảnh sát. Vì vậy xe chở chúng cũng cần phải có tính năng tương ứng. Hầu hết xe phá sóng là loại gầm cao, chạy trên nhiều loại địa hình và công suất lớn. Cảnh sát Mỹ dùng những loại xe thùng dài của GMC hay thậm chí là Hummer cải tiến.

Với những loại dùng trên chiến trường thì xe gắn thiết bị này cũng cần phải đặc biệt theo, có loại xe phá sóng chạy bằng xích như xe tăng để đảm bảo vượt qua các địa hình hiểm trở nhất.

Thiết bị phá sóng trong quân đội.
Thiết bị phá sóng trong quân đội.
Thiết bị phá sóng trong quân đội.
Thiết bị phá sóng trong quân đội.
Oshkosh M-ATV - xe bảo vệ chuyên dụng trong quân đội trang bị hệ thống phá sóng ở những chiến trường đặc biệt. Hai lốp của nó là loại run-flat, có thể đi 50 km ở tốc độ 50 km/h khi bị bắn thủng. Hệ thống treo độc lập vượt địa hình và dàn khung chống đạn.

Xe phá sóng Oshkosh M-ATV

Đội quân "Viking" hàng khủng Warthog ATV với các thiết bị phá sóng. Xe chạy gần như ở mọi địa hình, tốc độ tối đa 65 km/h và đi dưới nước ở tốc độ 5 km/h.

Hummer hầm hố với thiết bị phá sóng.
Phòng kỹ thuật
Công ty Sản Xuất Máy và Thiết Bị Xây Dựng Rồng Việt
Website: www.Rovico.Vn

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

Kĩ thuật xây dựng dân dụng

Kĩ thuật xây dựng dân dụng là một ngành kĩ thuật chuyên nghiệp có nhiệm vụ thiết kế, thi công và bảo trì các công trình dân dụng cũng như tự nhiên như cầu, đường, đường hầm, đập, tòa nhà... Kĩ thuật xây dựng dân dụng là ngành kĩ thuật lâu đời nhất chỉ sau kĩ thuật quân sự, nó được coi là ngành phi quân sự để phân biệt với kĩ thuật xây dựng các công trình quân sự.

Kĩ thuật xây dựng dân dụng

Theo truyền thống, ngành này thường được chia ra làm các ngành nhỏ như kĩ thuật môi trường, địa kĩ thuật, kĩ thuật kết cấu, kĩ thuật giao thông, kĩ thuật đô thị, kĩ thuật môi trường nước, kĩ thuật vật liệu, kĩ thuật công trình biển, khảo sát, và kĩ thuật xây dựng. Kĩ thuật xây dựng dân dụng có mặt ở mọi cấp độ: trong phạm vi công cộng, nhà nước đến tư nhân, và rộng hơn là trên khu vực và quốc tế.

Công ty Sản Xuất Máy Và Thiết Bị Xây Dựng RỒNG VIỆT

Trụ sở: Tòa nhà Mercury - 203 Nam Kỳ Khởi Nghĩa – P. 7 – Q. 3 – TP. HCM

Xưởng SX: 109 QL1A – P. Thạnh Xuân – Q. 12 – TP. HCM

Hotline: 0973 620 668 (Ms Thu) – 0923 079 779 (PKD)





Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

Các phương thức đầm bê tông

Có hai phương thức đầm bê tông, đó là: đầm ngoài và đầm trong. Phương thức đầm ngoài lại được chia thành: phương thức đầm mặt và phương thức đầm cạnh. Trong mỗi phương thức: đầm trong, đầm mặt và đầm cạnh, thì đều có thể thi công theo hai phương thức đầm thủ công (tức là bằng tay) và đầm bằng máy.

Phương thức đầm trong lòng kết cấu bê tông

Trong phương thức đầm trong, người ta tìm cách đưa nguồn gây chấn động vào sâu trong lòng khối vữa bê tông vừa đổ để làm đặc chắc nó. Phương thức đầm trong (còn gọi là đầm sâu) thường áp dụng để đầm các kết cấu có chiều sâu lớn, như: cột, tường, đài móng, móng máy, kết cấu bê tông khối lớn, đê, đập, ... Ở phương thức đầm này, khi thi công bằng máy, người ta thường sử dụng một loại thiết bị đầm gọi là máy đầm dùi.

Đầm bê tông
Đầm bê tông

Phương thức đầm bên ngoài kết cấu bê tông

Phương thức này, thường được thực hiện cho những kết cấu có diện mặt thoáng lớn. trong xây dựng nhà dân dụng và công nghiệp, thì các kết cấu bê tông dùng phương thức đầm này thường có chiều dày (hay chiều sâu) nhỏ dưới 180 mm, như: kết bản sàn, nền đường bê tông, nền nhà, nền sân bay,... Khi dùng phương thức thi công bằng máy, đối với kết cấu mỏng, thì máy đầm mặt được dùng để đầm là loại máy đầm bàn.

Nhưng đối với các công trình thủy như: đê, đập thủy điện,... thì các kết cấu bê tông dùng phương thức đầm mặt này có thể có chiều sâu lớn, khi đó thường phải thi công bằng máy với loại máy đầm đặc biệt (xe lu, ...), dùng loại bê tông đặc biệt (bê tông đầm lăn, thường có độ sụt bằng 0) và phương thức đầm mặt đặc biệt (gọi là phương thức đầm lăn).

Phương thức đầm cạnh khuôn đúc bê tông

Đây là phương thức tạo các chấn động trong hệ thống khuôn đúc bê tông, qua đó truyền các tác động này sang vữa bê tông nằm trong khuôn, làm cho bê tông được đặc chắc. Phương thức này thường sử dụng cho các kết cấu bê tông dạng thành đứng, có bề dày (tức là khoảng cách giữa hai ván khuôn thành hai bên) nhỏ, như kết cấu tường, kết cấu cột, hay các cấu kiện bê tông đúc sẵn. Trong phương thức này có thể gây chấn động ở lần lượt từng phần hay có thể toàn bộ hệ khuôn đúc bê tông. Nếu đầm chấn động từng phần thì có thể dùng cho các kết cấu đổ tại chỗ như cột hay tường bê tông. Lúc này đối với đầm máy thì có thể treo thiết bị rung vào từng điểm của ván khuôn thành, tạo rung cục bộ để làm chặt kết cấu bê tông tại vùng xung quanh điểm treo máy rung. Nếu kết cấu nhỏ có thể dùng phương pháp thi công thủ công bằng cách lấy búa gõ ở từng vùng của ván khuôn thành.

Các cấu kiện bê tông đúc sẵn, dùng để chế tạo các cấu kiện cho các công trình thi công theo công nghệ thi công lắp ghép, được chế tạo tại nhà máy, nên thường phải khống chế kích thước. Do đó đối với các cấu kiện này thì thường sử dụng phương thức đầm cạnh toàn phần, có nghĩa là rung toàn bộ hệ thống khuôn đúc. Ví dụ: để đúc các đoạn ống cống bê tông, thường có kích thước như sau: dài 1 ÷ 2 m, đường kính 0,6 ÷ 1,8 m, người ta đặt toàn bộ hệ khuôn đúc trên một bàn rung kích thước khoảng (3,0 x 3,0) m, và rung toàn bộ hệ thống bằng một thiết bị rung chạy điện 3 pha.

Trường hợp đặc biệt đối với cấu kiện bê tông đúc sẵn có dạng ống tròn như: ống cống, cột điện ly tâm, người ta sử dụng một phương thức đầm cạnh đặc biệt là áp dụng nguyên lý ly tâm của chuyển động quay để đầm bê tông. Khi đó hệ khuôn đúc chỉ có một lớp tròn bên ngoài, đổ vữa bê tông vào trong, cho hệ khuôn đúc quay tròn quanh trục của nó, nhờ có lực ly tâm mà vữa được đẩy ra giáp thành khuôn đúc và phân bố dày đặc quanh thành, đảm bảo độ đặc chắc của kết cấu bê tông.

Đầm bê tông thủ công

Đặc điểm và phạm vi áp dụng: Đầm bê tông bằng thủ công chất lượng không tốt vì khi đầm bê tông bằng thủ công độ đặc chắc của bê tông kém hơn đầm bê tông bằng máy. Chỉ nên sử dụng đầm bê tông thủ công khi không có máy đầm hoặc không thể đầm bê tông bằng máy được. Khi đầm bê tông bằng thủ công, vữa bê tông cần phải được chế tạo với độ sụt không nhỏ hơn 6 cm (lớn hơn đầm bằng máy, lượng nước chế trộn cần nhiều hơn), đồng thời để đảm bảo chất lượng vữa bê tông tương đương đầm máy thì lượng xi măng cũng cần phải tăng lên thêm 10-15% so với đầm máy (giữ một tỷ lệ nước trên xi măng ổn định).

Đầm bê tông bằng thủ công cũng có đầy đủ cả 3 phương thức: đầm trong (dùng thép tròn, xà beng để nhồi chọc đối với kết cấu sâu), đầm mặt (đầm gang, đầm sắt nặng 6–10 kg), đầm cạnh (búa gõ vào mặt ngoài cốp pha).

Công ty Sản Xuất Máy Và Thiết Bị Xây Dựng RỒNG VIỆT

Trụ sở: Tòa nhà Mercury - 203 Nam Kỳ Khởi Nghĩa – P. 7 – Q. 3 – TP. HCM

Xưởng SX: 109 QL1A – P. Thạnh Xuân – Q. 12 – TP. HCM

Hotline: 0973 620 668 (Ms Thu) – 0923 079 779 (PKD)





Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Đầm bê tông

Đầm bê tông là một công đoạn trong công tác (hay công việc) đúc bê tông và bê tông cốt thép. Công đoạn này, chính là việc làm chặt kết cấu bê tông, ngay khi còn ở dạng vữa, vừa được đổ vào khuôn đúc, trước khi bê tông bắt đầu đông kết, bằng các tác động chấn động từ bên ngoài bề mặt hay từ trong lòng của kết cấu bê tông.


Mục đích Đầm bê tông

Vữa bê tông là một loại vật liệu hỗn hợp của các loại vật liệu hạt rời, cỡ hạt từ mịn đến thô. Trong lòng vữa bê tông, kể cả tới khi đã được đổ (hay còn gọi là rải) vào khuôn đúc bê tông, vẫn còn độ rỗng rất lớn. Nếu cứ để tồn tại độ rỗng như vậy, sau khi bê tông đã ninh kết và đóng rắn, thì kết cấu bê tông trở nên xốp, không đặc chắc, không đồng nhất và chịu lực kém.


Đối với kết cấu bê tông cốt thép, trước khi đổ bê tông bắt buộc đã phải có cốt thép trong khuôn đúc, mà khoảng cách giữa các cốt thép thường nhỏ hẹp, để vữa bê tông luồn qua được các khoảng cách này thường cần phải có lực dồn đẩy từ bên ngoài.

Do đó, khi đúc các kết cấu bê tông và kết cấu bê tông cốt thép, cần phải tiến hành công đoạn đầm bê tông, sau khi đã đổ (hay rải) vữa bê tông vào khuôn, nhằm làm giảm tới mức tối đa độ rỗng của kết cấu bê tông, đảm bảo vữa bê tông chảy qua mọi khoảng hở giữa các cốt thép và tới được mọi điểm của kết cấu, bao bọc được hoàn toàn cốt thép, loại bỏ các hiện tượng rỗ và rỗng của kết cấu bê tông.

Các phương thức đầm bê tông


Có hai phương thức đầm bê tông, đó là: đầm ngoài và đầm trong. Phương thức đầm ngoài lại được chia thành: phương thức đầm mặt và phương thức đầm cạnh. Trong mỗi phương thức: đầm trong, đầm mặt và đầm cạnh, thì đều có thể thi công theo hai phương thức đầm thủ công (tức là bằng tay) và đầm bằng máy.

Phương thức đầm trong lòng kết cấu bê tông


Trong phương thức đầm trong, người ta tìm cách đưa nguồn gây chấn động vào sâu trong lòng khối vữa bê tông vừa đổ để làm đặc chắc nó. Phương thức đầm trong (còn gọi là đầm sâu) thường áp dụng để đầm các kết cấu có chiều sâu lớn, như: cột, tường, đài móng, móng máy, kết cấu bê tông khối lớn, đê, đập, ... Ở phương thức đầm này, khi thi công bằng máy, người ta thường sử dụng một loại thiết bị đầm gọi là máy đầm dùi bê tông.

Phòng kỹ thuật
Công ty Sản Xuất Máy và Thiết Bị Xây Dựng Rồng Việt
Website: www.Rovico.Vn

Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013

Ảnh chi tiết xe tải BelAZ 75710

BelAZ là hãng xe tải đến từ Belarus, với chiếc 75710, hãng này tuyên bố đây là chiếc xe tải lớn nhất thế giới. BelAZ đang trong quá trình gửi hồ sơ đề nghị cấp chứng nhận kỷ lục Guinness thế giới cho xe tải 75710.











Phòng kỹ thuật
Công ty Sản Xuất Máy và Thiết Bị Xây Dựng Rồng Việt
Website: www.Rovico.Vn

BelAZ 75710 - Xe tải lớn nhất thế giới

BelAZ 75710 trang bị hai động cơ tăng áp V16, dung tích mỗi động cơ 65 lít, có thể chở được 496 tấn đất đá mỗi chuyến.

BelAZ là hãng xe tải đến từ Belarus, với chiếc 75710, hãng này tuyên bố đây là chiếc xe tải lớn nhất thế giới.

BelAZ 75710 - Xe tải lớn nhất thế giới
BelAZ 75710 - Xe tải lớn nhất thế giới
Kích thước của BelAZ là 20,6 m dài, 9,87 m rộng, 8,16 m cao và chiều dài cơ sở 8 m. Hai bình nhiên liệu, mỗi bình 2.800 lít, gấp 70 lần xe sedan bình thường. Két nước làm mát dung tích 890 lít, dầu bôi trơn cần cho mỗi động cơ là 269 lít.

Xe sử dụng hai động cơ diesel tăng áp V16, mỗi động cơ có dung tích 65 lít, công suất 2.300 mã lực, mô-men xoắn 9.313 Nm. Như vậy tổng công suất của xe là 4.600 mã lực, mô-men xoắn 18.616 Nm, tổng dung tích 130 lít.

Tốc độ tối đa mà chiếc 75710 đạt được là 64 km/h khi chở đầy hàng. Trọng lượng không tải là 360 tấn và có thể mang 496 tấn hàng.

BelAZ đang trong quá trình gửi hồ sơ đề nghị cấp chứng nhận kỷ lục Guinness thế giới cho xe tải 75710.


Phòng kỹ thuật
Công ty Sản Xuất Máy và Thiết Bị Xây Dựng Rồng Việt
Website: www.Rovico.Vn

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

CỘT CHỐNG THÉP XÂY DỰNG

Cột chống bằng thép ống gồm 2 đoạn lồng vào nhau, co rút được để thay đổi chiều cao. Chân cột có bản đê tựa. Đỉnh cột có mâm đỡ. Tải trọng cho phép P phụ thuộc vào chiều cao và cách sử dụng cột ( lực đặt đúng tâm hay lệch tâm cột)

CỘT CHỐNG THÉP XÂY DỰNG
CỘT CHỐNG THÉP XÂY DỰNG
1. Đỉnh và chân cột không ổn định P=30/h kN

2. Đỉnh và chân cột ổn định chắc chắn P= (30/h)(L/h) kN

3. Cột chịu lực đúng tâm P= 1,5 (30/h)(L/h) kN

4. Cột chịu lực ngang --> Phải tăng độ cứng cột bằng giằng ống thép hay giằng gỗ.

Sau khi đặt cột chống lên tới độ cao gần đúng rồi thì cài chốt tựa vào một trong số lỗ khoan sẵn trên thân cột (cách nhau 80-120 mm), rồi vặn đoạn ống ren bằng tay quay để điều chỉnh chính xác độ cao cột chống (khoảng cách điều chỉnh chính xác này là 150 mm).

Cột chống đơn này chỉ có một chốt tựa chịu được lực cắt tính toán và không dễ thất lạc được . Chốt tựa lại  có một then gài an toàn, giữ chốt không tuột ra bất ngờ.

Bản đế chân cột chống có lỗ để đóng đinh xuống thanh gỗ kê bên dưới chân cột, như vậy là đã có thể cố định nhanh chóng chân cột.

Tăng cường độ ổn định của cột bằng đặt thêm các thanh giằng liên kết các cột lại với nhau.

Tải trong cho phép của cột chống đơn tuỳ thuộc vào chiều cao cột và điều kiện sử dụng; chỉ một độ lệch tâm nhỏ của tải lên cột cũng lảm giảm khả năng chịu lực của cột đó. Có thể dùng cột chống thép ống này làm cây chống xiên, giữ ổn định cho cốp pha tường và cốp pha cột khi chịu tải trọng ngang.

* Ưu điểm của cột chống thép ống:

- Lắp dựng cột bằng thủ công

- Tốc độ lắp dựng cột thép nhanh gấp đôi so với việc lắp dựng cột gỗ, do đó giảm được công lao động.

- Khả năng chịu lực của cột thép lớn hơn cột gỗ, do đó số lượng cột thép cần thiết sẽ ít hơn số lượng cột gỗ.

- Có thể điều chỉnh chiều dài cột thép trong một phạm vi khá lớn.

* Khuyết điểm như sau

- Chi phí ban đầu cao hơn so với cột gỗ

- Độ mãnh lớn nên  khả năng chống cong oằn thua cột gỗ

- Khó gắn các thanh giằng trung gian hơn so với cột gỗ

* Chuẩn bị mặt bằng đặt các côt chống:

- Trước khi đặt các cột chống phải dọn sạch các chướng ngại vật

- Phải xác định khả năng chịu lực của đất nền dưới chân cột chống, thời tiết xấu có thể làm yếu đất nền

- Nếu mặt bằng là nền đất mới đáp tôn cao thì cần có biện pháp an toàn, như đúc trước 1 lớp bê tông nền chắc chắn, hoặc xếp chồng gỗ để phân bố rộng tải trọng cột chống lên nền đất yếu.

Phòng kỹ thuật
Công ty Sản Xuất Máy và Thiết Bị Xây Dựng Rồng Việt
Website: www.Rovico.Vn