Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Nhà máy lọc dầu Dung Quất - Máy và Thiết Bị Xây Dựng

Máy Xây Dựng , Thiết Bị Xây Dựng Rồng Việt - Nhà máy lọc dầu Dung Quất, thuộc Khu kinh tế Dung Quất, là nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam xây dựng thuộc địa phận xã Bình Thuận và Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Đây là một trong những dự án kinh tế lớn, trọng điểm quốc gia của Việt Nam trong giai đoạn đầu thế kỷ 21.

Nhà máy lọc dầu Dung Quất
Nhà máy chiếm diện tích khoảng 810 ha, trong đó 345 ha mặt đất và 471 ha mặt biển. Công suất tối đa của nhà máy là 6,5 triệu tấn dầu thô/năm tương đương 148.000 thùng/ngày, dự kiến đáp ứng khoảng 30% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu ở Việt Nam.

Nhà máy sản xuất khí hóa lỏng LPG, propylene, polypropylene, xăng A92 và A95, dầu hỏa, nhiên liệu phản lực, diesel và dầu nhiên liệu. Nhà máy gồm 14 phân xưởng chế biến công nghệ, 10 phân xưởng năng lượng phụ trợ và 8 hạng mục ngoại vi. Các hạng mục chính của nhà máy bao gồm:

  • Cảng nhập dầu thô
  • Khu bể chứa dầu thô
  • Các phân xưởng phụ trợ
  • Các phân xưởng công nghệ
  • Khu bể chứa trung gian
  • Đường ống dẫn và khu bể chứa sản phẩm
  • Cảng xuất sản phẩm bằng đường biển và trạm xuất bằng đường bộ
  • Đê chắn sóng
  • Khu nhà hành chính
  • Nhà máy sản xuất polypropylen

Xây Dựng:

Dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất được chính thức khởi công ngày 28 tháng 11 năm 2005.

Nhà máy Lọc dầu Dung Quất được xây dựng với tổng mức đầu tư là hơn 3 tỉ đô la Mỹ (khoảng 40.000 tỉ đồng) với tên dự án là Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất của chủ đầu tư là Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PetroVietnam.

Hợp đồng chính xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ký với Tổ hợp nhà thầu Technip gồm các Nhà thầu: Technip (Pháp), Technip (Malaysia), JGC (Nhật Bản) và Tecnicas Reunidas (Tây Ban Nha).

Để mô tả khối lượng công việc lớn của dự án tổng thầu của Technip đã so sánh: "Tổng số tài liệu thiết kế và sổ tay vận hành chất đầy khoảng 100 xe tải; diện tích các gói thầu chính xấp xỉ 600 hecta, tương đương với 1.200 sân bóng đá; hơn 150.000 tấn vật tư, thiết bị, tương đương với một triệu xe máy; trên 5 triệu mét dây cáp điện, đủ để căng 2 lần từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh; gần 17.000 tấn thép các loại, đủ để xây dựng hai tháp Eiffel; và một nhà máy điện công suất trên 100 megawatt đủ dùng cho cả thành phố Quảng Ngãi." Technip cũng thông báo: việc thiết kế thực hiện với tiêu chí sử dụng tối đa các nguồn lực và phương tiện kỹ thuật của Việt Nam, cho nên 75% công việc của nhà máy sẽ do người Việt đảm nhận. Đã có 1.046 kỹ sư và nhân viên nhà máy được đưa đi đào tạo ở nước ngoài để chuẩn bị đảm đương việc vận hành nhà máy Dung Quất trong tương lai.

Nhà máy được vận hành nâng công suất dần dần từ ngày 25 tháng 2 dự kiến đến tháng 8 năm 2009 sẽ đạt 100% công suất để sản xuất ra các sản phẩm khí hóa lỏng (gas) LPG (900-1.000 tấn/ngày) xăng A90 (2.900-5.100 tấn/ngày) và A92-95 (2.600-2.700 tấn/ngày), dầu Diesel (7.000-9.000 tấn/ngày), LPG và các sản phẩm khác như Propylene (320-460 tấn/ngày), xăng máy bay Jet-A1 và nhiên liệu cho động cơ phản lực (650-1.250 tấn/ngày) và dầu đốt lò F.O (1.000-1.100 tấn/ngày). Trong giai đoạn 1, nhà máy sẽ chế biến dầu thô từ mỏ Bạch Hổ và trong giai đoạn 2, sẽ chế biến dầu thô từ mỏ Bạch Hổ (85) và dầu chua từ Dubai (15%).

Vào ngày 18 tháng 2 năm 2009, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã tổ chức một buổi họp báo về sự kiện đón mừng dòng sản phẩm đầu tiên của nhà máy Dung Quất. Và đến tối ngày 23 tháng 2 năm 2009, lễ đón dòng sản phẩm đầu tiên của nhà máy đã diễn ra tại tại khu bể chứa sản phẩm. Và đại diện của Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc Bộ Khoa học - công nghệ Việt Nam nhân dịp này cũng đã chính thức công bố giấy xác nhận về chất lượng sản phẩm xăng dầu của nhà máy.

Ngày 6 tháng 1 năm 2011, nhà máy lọc dầu Dung Quất được khánh thành. Nhà máy hiện do Công ty TNHH một thành viên lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) quản lý.

Công ty Sản xuất Máy và Thiết bị xây dựng là nhà cung cấp các loại máy và thiết bị xây dựng chuyên nghiệp nhất Việt Nam: Máy trộn bê tông , Giàn giáo , Cốp pha , Xe rùa ,....

Phòng kỹ thuật
Công ty Sản Xuất Máy và Thiết Bị Xây Dựng Rồng Việt
Website: www.Rovico.Vn

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

Thông tư hướng dẫn vận hành Máy xây dựng

Vận hành Máy xây dựng (nhóm máy phục vụ thi công, gia công cốt liệu) là nghề vận hành thiết bị ở các công đoạn trong dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng tại các trạm nghiền, trạm trộn bê tông và một số máy phục vụ thi công xây dựng gồm: băng tải, vận thăng, máy nghiền, máy sàng, máy trộn bê tông.


Người hành nghề vận hành Máy xây dựng được bố trí làm việc tại các thiết bị hoặc trung tâm điều khiển, vận hành thiết bị ở các công đoạn trong dây chuyền sản xuất với các nhiệm vụ: cung cấp nguyên liệu thô, vận hành các thiết bị, hệ thống như: bộ phận cung cấp nguyên liệu thô, băng tải, vít tải, thiết bị nghiền, sàng trong trạm nghiền sàng; thùng trộn bờ tụng, hệ thống cung cấp xi măng, hệ thống cung cấp nước, hệ thống cung cấp khí nén trong trạm trộn; vận hành trung tâm điều khiển trạm, vận hành máy vận thăng đảm bảo theo quy trỡnh, đúng yêu cầu kỹ thuật và an toàn lao động.

Điều kiện để thực hiện các công việc của nghề vận hành Máy xây dựng bao gồm: các thiết bị được lắp đặt hoàn chỉnh trong dây chuyền công nghệ, các dụng cụ đo kiểm tra, bảo dưỡng, thiết bị thông tin, sổ giao ca.

Người hành nghề vận hành Máy xây dựng cần có kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của nghề trong lĩnh vực vận hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và phối hợp làm việc theo tổ nhóm, có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, có đủ sức khỏe để làm việc trong môi trường luôn tiềm ẩn các sự cố mất an toàn lao động và bệnh nghề nghiệp, có năng lực tiếp cận với sự phát triển của khoa học công nghệ.

Để thực hiện các công việc vận hành Máy xây dựng, người hành nghề cần biết và sử dụng thành thạo các dụng cụ như bộ dụng cụ tháo lắp cơ khí, bộ dụng cụ nghề điện, các đồng hồ đo điện, một số dụng cụ chuyên dùng khác và các trang thiết bị nâng chuyển phục vụ bảo dưỡng, xử lý sự cố, sửa chữa, lắp đặt máy.

Phòng kỹ thuật
Công ty Sản Xuất Máy và Thiết Bị Xây Dựng Rồng Việt
Website: www.Rovico.Vn

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

Máy lắp đặt đường ống

Máy lắp đặt đường ống là một loại máy dùng để lắp đặt đường ống. Nó được chế tạo trên cơ sở máy kéo lắp thêm thiết cẩu đường ống vào.

Máy lắp đặt đường ống

Máy được sử dụng để lắp đặt các đường ống dẫn dầu, cấp thoát nước, đường ống dẫn khí đốt và các đường ống khác trong xây dựng các công trình trong công nghiệp, giao thông, thủy lợi, nông nghiệp và các công trình phát triển cơ sở hạ tầng khác.

Phòng kỹ thuật
Công ty Sản Xuất Máy và Thiết Bị Xây Dựng Rồng Việt
Website: www.Rovico.Vn

Thứ Hai, 6 tháng 5, 2013

Mua giàn giáo hay Thuê giàn giáo?

Bạn đang làm chủ một công ty xây dựng hay quản lý phòng vật tư của công ty. Và công ty của bạn đang chuẩn bị thi công một công trình nhưng thiếu thiết bị thi công: DÀN GIÁO, cây chống, kích tăng… bạn sẽ làm như thế nào để bổ sung số DÀN GIÁO còn thiếu?

Giàn giáo

MUA DÀN GIÁO HAY THUÊ GIÀN GIÁO? CÓ THỂ NHỮNG ĐIỀU SAU ĐÂY LÀ HỮU ÍCH VỚI BẠN!

Bạn đang làm chủ một công ty xây dựng hay quản lý phòng vật tư của công ty. Và công ty của bạn đang chuẩn bị thi công một công trình nhưng thiếu thiết bị thi công: DÀN GIÁO, cây chống, kích tăng… bạn sẽ làm như thế nào để bổ sung số DÀN GIÁO còn thiếu?

Ở đây có nhiều giải pháp cho bạn lựa chọn. Tùy theo công việc cũng như khả năng thực tế mà bạn có thể mua DÀN GIÁO mới, mua DÀN GIÁO cũ hoặc bạn có thể thuê DÀN GIÁO với mức chi phí thấp hơn.

Tôi chắc chắn rằng tất cả những người đang cần DÀN GIÁO ở đây đều mong muốn lựa chọn được số DÀN GIÁO chất lượng thật tốt mà giá thành thật rẻ để có thể mỗi ngày bạn kiếm thêm 10$. Vậy như thế nào để tiết kiệm?

BẠN CÓ THỂ THUÊ DÀN GIÁO

Nếu bạn là một người làm kinh tế giỏi thì bạn biết rằng công trình của bạn trong thời điểm hiện tại là nên thuê DÀN GIÁO hay mua DÀN GIÁO. Bạn có thể tính nhẩm ra ngay là mua hay là thuê sẽ mang lại lợi ích cho bạn. Tất nhiên, bạn có thể thuê DÀN GIÁO trong trường hợp công trình của bạn là nhỏ và có thời gian thi công ngắn. Nếu xét về lâu dài bạn hãy tính xem tiền thuê một bộ DÀN GIÁO bao nhiêu ngày thì bạn sẽ đủ mua một bộ DÀN GIÁO mới và bạn có thể sử dụng nó mãi mãi khi nào bạn cần? Đấy là chưa kể DÀN GIÁO của bạn thuê cũ, mục… tính đảm bảo an toàn lao động không còn cao nữa.

MUA DÀN GIÁO

Mua DÀN GIÁO cũ cũng là một sự lựa chọn cho bạn khi cần DÀN GIÁO mà khả năng kinh tế không cho phép bạn mua mới. Tuy nhiên, khi mua DÀN GIÁO cũ cần phải đảm bảo chắc chắn rằng số DÀN GIÁO cũ bạn mua vẫn còn đảm bảo chất lượng và độ an toàn. Hãy kiểm tra kỹ lưỡng khi mua để tránh phải những sai lầm nếu DÀN GIÁO cũ được mua là DÀN GIÁO thường xuyên được “tu bổ”. Chúng sẽ làm mất uy tín của công ty bạn đấy.

MUA DÀN GIÁO MỚI

Mua DÀN GIÁO mới là sự lựa chọn bao giờ cũng tối ưu nhất bởi:
- DÀN GIÁO mới chất lượng bao giờ cũng tốt nhất

- DÀN GIÁO mới thì vấn đề an toàn lao động cũng là tốt nhất

- DÀN GIÁO được sử dụng lâu dài và không bị phụ thuộc gì cả

Hãy cân nhắc và bổ sung DÀN GIÁO cho công trình của mình bằng một giải pháp tốt nhất và mang lại nhiều hiệu quả nhất nhé!

Phòng kỹ thuật
Công ty Sản Xuất Máy và Thiết Bị Xây Dựng Rồng Việt
Website: www.Rovico.Vn

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013

Thị trường máy xây dựng đang bị bỏ ngỏ

Máy Xây Dựng là nhóm máy phục vụ cho công tác xây dựng cơ bản. Có thể chia Máy Xây Dựng
làm nhiều nhóm như nhóm máy nâng, nhóm máy làm đất, nhóm máy gia cố nền móng, máy sản xuất vật liệu và cấu kiện xây dựng, máy thiết bị chuyên dùng, máy làm đường, máy thiết bị hoàn thiện... 


Đặc điểm chung của các loại máy này đều có nguồn động cơ và nguồn động lực. Các loại Máy Xây Dựng
có kích cỡ lớn, khối lượng thép rất nặng nên phí vận chuyển cao dẫn đến giá bán rất đắt. Một chiếc cần trục của Đức hoặc của Nhật ngoài động cơ ra, trọng lượng còn lại hầu hết là thép nhưng ta phải mua đến gần 4 tỷ đồng. Chiếc cần cẩu 600 tấn dùng để lắp bao hơi, tua bin, máy phát ở các nhà máy nhiệt điện đốt than lên đến gần 12 tỷ đồng, chiếc máy nghiền đứng xi măng cũng lên đến hơn 10 tỷ đồng...

Theo ông Võ Quang Diệm - Vụ phó Vụ VLXD (Bộ Xây dựng), ước tính mỗi năm chúng ta phải bỏ ra từ 2 - 3 tỷ USD để nhập các loại Máy Xây Dựng . Tuy nhiên, việc quản lý Máy Xây Dựng lại chưa đi vào một mối, chưa phân rõ trách nhiệm cơ quan quản lý. Lâu nay việc quản lý, kiểm tra các loại Máy Xây Dựng thuộc trách nhiệm của Bộ GTVT và Bộ KHCN, trong khi đó Máy Xây Dựng lại tập trung nhiều nhất ở Bộ Xây dựng và Bộ NN&PTNT. Điều này bất hợp lý bởi thế mạnh của Bộ GTVT tập trung chủ yếu vào lĩnh vực xe tải, xe khách, xe con, còn thị trường Máy Xây Dựng lại chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức.

Ông Vũ Liêm Chính - Trưởng bộ môn Máy Xây Dựng, Trường ĐH Xây dựng Hà Nội cho biết: Do có chung một nguyên lý hoạt động, cụm chi tiết, cấu tạo, tự động hoá nên các Máy Xây Dựng có những tính năng, tác dụng như nhau. Nhiều loại Máy Xây Dựng như máy ủi, máy xúc, cần trục, thang máy... chúng ta hoàn toàn có khả năng sản xuất được phần kết cấu thép, thậm chí sản xuất nguyên chiếc. Tuy nhiên, cho đến nay, ngoài một vài DN sản xuất thiết bị nâng, xe tải nặng theo đòi hỏi cục bộ của thị trường, thị trường Máy Xây Dựng trong nước vẫn còn bỏ trống. Gần như 100% Máy Xây Dựng ở Việt Nam là nhập ngoại. Đây là một sự lãng phí rất lớn, không chỉ về ngoại tệ, chất xám mà các DN cơ khí trong nước cũng không phát triển được.

Một điều đáng nói nữa là, trong khi thị trường Máy Xây Dựng đa dạng và sôi động như vậy thì các Cty thuê mua tài chính lại không phát triển và chưa trở thành địa chỉ hấp dẫn của các DN trong lĩnh vực thuê mua Máy Xây Dựng . Ông Lê Văn Quế - Chủ tịch HĐQT TCty Sông Đà, một trong những DN sở hữu nhiều Máy Xây Dựng nhất nước ta cho biết: Để thi công các dự án thuỷ điện, nhất là các nhà máy thuỷ điện có công suất lớn, hàng năm TCty Sông Đà phải đầu tư trên dưới 3.000 tỷ đồng để nhập các loại xe tải nặng, máy móc thi công, đặc biệt là các cần cẩu có sức nâng lớn. Tuy nhiên, việc đầu tư mua thiết bị mới rẻ hơn rất nhiều so với đi thuê thiết bị của các Cty bởi thủ tục rườm rà, nhiêu khê và phí vận chuyển rất cao. Đó là chưa nói đến các Cty thuê mua tài chính và các đại lý hoạt động trong lĩnh vực này nhiều khi chỉ là môi giới ăn hoa hồng.

Ông Phạm Hùng - Tổng giám đốc TCty Lilama, DN chuyên lắp đặt các thiết bị siêu trường siêu trọng với những cần cẩu có sức nâng lớn, tay với dài cũng cho rằng, các Cty thuê mua tài chính chưa đáp ứng được nhu cầu của các DN xây lắp lớn. Chính vì lẽ đó mà không ít DN chẳng ngại ngần bỏ ra một số ngoại tệ rất lớn mua thiết bị, máy móc cho riêng mình và nhiều thiết bị, máy móc chỉ dùng một vài lần hoặc một vài năm rồi đắp chiếu để đấy.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, hiện tại các loại Máy Xây Dựng nhập vào trong nước lớn hơn rất nhiều so với nhu cầu thực tế. Nhiều nơi như Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương... xuất hiện hàng loạt các bãi bán các loại Máy Xây Dựng , xe tải nặng với giá phải chăng nhưng các "thượng đế" đến đây hầu hết chỉ là các DN tư nhân.

Gần đây, Chiến lược phát triển cơ khí trọng điểm của Chính phủ có đề cập đến lĩnh vực xe tải nặng, chế tạo cơ khí cho các dự án xi măng, thuỷ điện... trong khi thị trường Máy Xây Dựng rất lớn và đa dạng lại chưa được nhắc đến. Thực tế trên cho thấy, Nhà nước cần sớm có chiến lược đầu tư lâu dài và có chính sách ưu đãi về vốn cho các DN cơ khí để họ yên tâm đầu tư vào các dự án chế tạo Máy Xây Dựng . Bởi một số DN của ngành Xây dựng như Lilama, Coma, Licogi đang nghiên cứu thiết kế, chế tạo các sản phẩm như máy xúc, cần cẩu tháp, thang máy... nhưng lại gặp khó khăn về vốn, thị trường và công nghệ.

Phòng kỹ thuật
Công ty Sản Xuất Máy và Thiết Bị Xây Dựng Rồng Việt
Website: www.Rovico.Vn