Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Máy phát điện chạy bằng... nước tiểu

Phát minh của nhóm nữ sinh người Nigeria đã giúp chính phủ nước này giải quyết được một phần vấn đề thiếu điện trên cả nước.

Nhóm nữ sinh với phát minh máy phát điện chạy bằng 
nước tiểu của mình
Theo NFI English, hầu hết người dân ở Nigeria đều phụ thuộc vào những chiếc máy phát điện do thiếu nguồn cung năng lượng. Nhiều doanh nghiệp thậm chí đã phải đóng cửa vì không đủ chi phí để mua nguyên liệu từ chợ đen để chạy máy phát.

Trước tình trạng này, 4 nữ sinh đến từ trường tư thục Doregos, thành phố Lagos, đã nảy ra ý tưởng dùng nước tiểu để vận hành máy phát điện.

"Chúng tôi nhận thấy nhiều người dân ở Nigeria, đặc biệt là những doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp năng lượng, hầu hết đều phải ngừng kinh doanh do chi phí bỏ ra cho việc sử dụng điện quá cao. Vì thế chúng tôi quyết định chế tạo ra một thiết bị để giải quyết vấn đề này. Chúng tôi thấy nhiều sản phẩm từ chất thải có thể được dùng để tạo ra năng lượng, vì thế quyết định thí nghiệm nó với nước tiểu", Eniola Bello, một trong số 4 nữ sinh, cho biết.

Chiếc máy phát sẽ được vận hành từ khí hydro và oxy được tạo ra từ nước tiểu tích trong một cái ngăn gắn trên máy. Nữ sinh Adebola Duro-Aina cho biết 6 lít nước tiểu có thể giúp một chiếc máy phát điện nhỏ chạy được trong 36 giờ.

Nhóm nữ sinh cho biết trước tiên nước tiểu sẽ được cho vào ngăn điện phân để tách hydro và oxy, sau đó hai khí này sẽ được chuyển vào một bộ lọc để làm sạch trước khi được đẩy vào một bình nén khí có chứa borax lỏng để loại bỏ hơi nước. "Chiếc máy phát giúp vận hành mọi thứ trong nhà bạn. Chúng tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi chiếc máy đi vào hoạt động", một nữ sinh nói.

Cả 4 cô gái trẻ cho hay họ rất khó chịu khi phải lớn lên trong một môi trường mà họ không thể đọc sách vào ban đêm hay xem các chương trình truyền hình yêu thích chỉ vì nguồn cung điện không ổn định. Chiếc máy phát chạy bằng nước tiểu ra đời đúng lúc chính phủ Nigeria hiện phải đối mặt với áp lực ngày một gia tăng nhằm giải quyết tình trạng thiếu điện trên cả nước.

Phòng kỹ thuật
Công ty BĐS - Cơ Khí Rồng Việt
Website: www.Rovico.Vn

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

Đầm bê tông | Đầm bàn | Đầm cóc

Đầm bê tông là một công đoạn trong công tác (hay công việc) đúc bê tông và bê tông cốt thép. Công đoạn này, chính là việc làm chặt kết cấu bê tông, ngay khi còn ở dạng vữa, vừa được đổ vào khuôn đúc, trước khi bê tông bắt đầu đông kết, bằng các tác động chấn động từ bên ngoài bề mặt hay từ trong lòng của kết cấu bê tông.


Mục đích

Vữa bê tông là một loại vật liệu hỗn hợp của các loại vật liệu hạt rời, cỡ hạt từ mịn đến thô. Trong lòng vữa bê tông, kể cả tới khi đã được đổ (hay còn gọi là rải) vào khuôn đúc bê tông, vẫn còn độ rỗng rất lớn. Nếu cứ để tồn tại độ rỗng như vậy, sau khi bê tông đã ninh kết và đóng rắn, thì kết cấu bê tông trở nên xốp, không đặc chắc, không đồng nhất và chịu lực kém. 

Đối với kết cấu bê tông cốt thép, trước khi đổ bê tông bắt buộc đã phải có cốt thép trong khuôn đúc, mà khoảng cách giữa các cốt thép thường nhỏ hẹp, để vữa bê tông luồn qua được các khoảng cách này thường cần phải có lực dồn đẩy từ bên ngoài. 

Do đó, khi đúc các kết cấu bê tông và kết cấu bê tông cốt thép, cần phải tiến hành công đoạn Đầm bê tông, sau khi đã đổ (hay rải) vữa bê tông vào khuôn, nhằm làm giảm tới mức tối đa độ rỗng của kết cấu bê tông, đảm bảo vữa bê tông chảy qua mọi khoảng hở giữa các cốt thép và tới được mọi điểm của kết cấu, bao bọc được hoàn toàn cốt thép, loại bỏ các hiện tượng rỗ và rỗng của kết cấu bê tông.

Các phương thức Đầm bê tông

Có hai phương thức Đầm bê tông, đó là: đầm ngoài và đầm trong. Phương thức đầm ngoài lại được chia thành: phương thức đầm mặt và phương thức đầm cạnh. Trong mỗi phương thức: đầm trong, đầm mặt và đầm cạnh, thì đều có thể thi công theo hai phương thức đầm thủ công (tức là bằng tay) và đầm bằng máy.
Phương thức đầm trong lòng kết cấu bê tông

Trong phương thức đầm trong, người ta tìm cách đưa nguồn gây chấn động vào sâu trong lòng khối vữa bê tông vừa đổ để làm đặc chắc nó. Phương thức đầm trong (còn gọi là đầm sâu) thường áp dụng để đầm các kết cấu có chiều sâu lớn, như: cột, tường, đài móng, móng máy, kết cấu bê tông khối lớn, đê, đập, ... Ở phương thức đầm này, khi thi công bằng máy, người ta thường sử dụng một loại thiết bị đầm gọi là máy đầm dùi.

Phòng kỹ thuật
Công ty BĐS - Cơ Khí Rồng Việt
Website: www.Rovico.Vn

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

Cách chọn mua Giàn Giáo chất lượng

Bạn đã có những kinh nghiệm gì khi đi chọn mua Giàn giáo , Giàn giáo thi công, Giàn giáo bao che, Giàn giáo xây dựng, Giàn giáo chống sàn có chất lượng, giá cả Giàn giáo phải chăng và không mắc phải những sai lầm không đáng có khi công ty bạn giao trách nhiệm cho ban đi mua Giàn giáo cho công trình xây dựng của bạn ?

Những yếu tố nào quyết định để bạn kiểm tra cho một Giàn giáo khung đúng như chuẩn của Bộ Xây Dựng quy định? Bạn có biết rằng vấn đề mua chọn thiết bị Giàn giáo luôn đi đôi với thương hiệu của bạn không?

Với nhiều năm trong nghề xây dựng chuyên cung cấp các Giàn giáo khung , Giàn giáo xây dựng, chúng tôi trải nghiệm và chia sẽ cho bạn có những kiến thức cơ bản những kiến thức cơ bản cho việc chọn mua Giàn giáo chất lượng, Giàn giáo đảm bảo an toàn trong thi công.

Để kiểm tra Giàn giáo, Giàn giáo thi công, Giàn giáo bao che, Giàn giáo chống sàn, Giàn giáo xây dựng, đàu tiên bạn nên kiểm tra về loại thép để sản xuất ra Giàn giáo ( thường là loại thép Q42, và có độ dày là 2ly ) phải có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng, thứ 2 bạn kiểm tra về số kg của Giàn giáo khung , Giàn giáo xây dựng (thường là 12 – 12.5kg cho Giàn giáo 1.7m dày 2ly), thứ 3 là Giàn giáo được sản xuất ra phải có giấy kiểm tra, kiển định thực tế của các công ty đo lường chất lượng có uy tín : QUATEST 3, DHCONTROL cấp giấy phép lưu hành cho Giàn giáo ra ngoài thị trường.

Giàn giáo chât lượng , Giàn giáo thi công, Giàn giáo xây dựng luôn phải đảm bảo độ vững chắc và độ bển với thời gian sử dụng 6 – 7 năm, ngoài ra còn có Giàn giáo nhúng kẽm với chất lượng và thời gian sử dụng trên 10 năm.


Giàn giáo chât lượng , Giàn giáo thi công, Giàn giáo xây dựng luôn phải đảm bảo độ vững chắc và độ bển với thời gian sử dụng 6 – 7 năm, ngoài ra còn có Giàn giáo nhúng kẽm với chất lượng và thời gian sử dụng trên 10 năm.

Nếu bạn nắm được những kiến thức này về cách kiểm tra Giàn giáo xây dựng, Giàn giáo khung thì bạn đã góp phần tạo nên thương hiệu của công ty bạn, công trình xây dựng luôn đảm bảo chất lượng , an toàn trong thi công và đúng tiến độ thi công công trình.

Thật là may mắn cho Giàn giáo Rồng Việt của chúng tôi khi cùng bạn giải quyết về các vấn đề về Giàn giáo, về thiết bị Giàn giáo để sử dụng cho công trình của bạn , đưa ra giải pháp tối ưu và giảm chi phí lên đến 20% cho nhu cầu sử dụng Giàn giáo của bạn.

Phòng kỹ thuật
Công ty BĐS - Cơ Khí Rồng Việt
Website: www.Rovico.Vn

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

Thiết bị nâng hạ, vận chuyển Vận thăng lồng

Vận thăng là một thiết bị nâng hạ dùng để thi công các công trình nhà cao tầng, hoặc một số trường hợp đặc biệt dùng để thi công các công trình ngầm dưới lòng đất, thả từ đỉnh núi xuống.


Cơ cấu chuyển động của vận thăng dựa trên cơ cấu thanh răng, khác với thang máy vận thăng có cơ cấu chuyển động an toàn hơn, các động cơ được gắn bánh răng, bánh răng liên kết với thanh răng, khi động cơ hoạt động các bánh răng này ăn khớp với thanh răng để tạo ra chuyển động lên xuống.

Các loại model, tải trọng của vận thăng

Vận thăng có nhiều loại model tùy thuộc vào nhu cầu cũng như yêu cầu kỹ thuật của từng công trình.



- Vận thăng 1 lồng 1 tấn Model VPV 100: Tải trọng thiết kế max 1000kg = 12 người. Chiều cao tối đa 150m

- Vận thăng 1 lồng 2 tấn Model VPV 200: Tải trọng thiết kế max 2000kg = 24 người. Chiều cao tối đa 150m

- Vận thăng 2 lồng 1 tấn Model VPV 100/100: Tải trọng thiết kế max 2x1000kg = 2x12 người. Chiều cao tối đa 150m

- Vận thăng 2 lồng 2 tấn Model VPV 200/200: Tải trọng thiết kế max 2x2000kg = 2x24 người. Chiều cao tối đa 150m

Ưu điểm của vận thăng lồng
 


1/ Tủ điện:

- Ưu điểm:
+ Có bản vẽ mạch điện chi tiết rõ ràng, rất thuận tiện cho việc kiểm tra và sửa chữa nếu có bất kỳ sự cố nào.

+ Thiết kế nhỏ gọn nhờ được lắp đặt khởi động từ Schneider là loại khởi động từ có chất lượng tốt nhất.

+ Nhờ thiết kế mạch điện khoa học và hiện đại cùng với khởi động từ Schneider nên độ bền rất cao và khắc phục được sự không ổn định của nguồn điện, tránh được các hiện tượng môve

+ Nhờ tủ điện được lắp đặt trong lồng tránh mưa, gió, các vật liệu rơi vào vì vậy tủ điện được bảo vệ tốt độ bền cao.
2/ Lồng Nâng
- Ưu điểm:
+ Kích thước sử dụng : 3.0m x 1.3m x 2.6 m nên sử dụng được 2 xe cải tiến cùng một lúc và vẫn đảm bảo được số lượng người đứng trong lồng mà không ảnh hưởng đến diện tích thao tác.

+. Thiết kế của nóc nồng rất khoa học nên không có nước mưa đọng lại trên nóc nồng kể cả trong trường hợp mưa rất lớn nên tránh được han rỉ, ô xi hóa làm hỏng nóc lồng.

+ Nhờ thiết kế lồng khoa học và rất tiên tiến nên nếu sau thời gian sử dụng 7- 10 năm mà nóc lồng có hỏng do hao mòn tự nhiên thì rất rễ thay thế mà không ảnh hưởng đến kết cấu lồng, việc thay thế nóc lồng cũng rất đơn giản, chi phí rất nhỏ.

- Cửa lên nóc lồng :

+ Được lắp đặt công tắc hành trình, nên rất đảm bảo an toàn.

+ Được lắp biển cảnh báo.

+ Được lắp móc cửa.

- Hai cửa lồng :

+ Cửa vào và cửa ra : Được lắp bánh xe bằng nhựa chịu mài mòn cao nên việc mở của rất nhẹ nhàng.

+ Cả 2 cửa đều có lắp công tắc hành trình an toàn, loại tốt nhất.

+ Phòng rơi an toàn trong lồng được dùng loại phòng rơi có tải trọng khống chế 40 KN nên độ an toàn rất cao ( nếu trong trường hợp có thể xẩy ra hiện tượng lồng bị rơI tự do hay bị trượt ..

- Ca bin điều khiển:

+ Có lắp ghế ngồi thoải mái.

+ Có bàn điều khiển, có hướng dẫn sử dụng bằng tiếng việt rõ ràng.

Phòng kỹ thuật
Công ty BĐS - Cơ Khí Rồng Việt
Website: www.Rovico.Vn

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

Kinh nghiệm mua máy bơm nước gia dụng


Máy Bơm Gia Dụng - Ngày càng có nhiều nhãn hiệu máy mới xuất hiện trên thị trường. Nếu như trước đây máy bơm nước có nguồn gốc chủ yếu từ các nước Hàn Quốc, Trung Quốc, Ý thì giờ đây xuất hiện cả những máy bơm xuất xứ từ Nhật Bản và một số nước Đông Nam Á khác như Đài Loan, Indonesia... 
Giá hạ do cạnh tranh mạnh


Theo anh N.B.Quân, chủ đại lý máy bơm nước 129 Nguyễn Lương Bằng, máy bơm nước hiện nay có giá chỉ khoảng 70-80% so với thời điểm cách đây vài năm. Lý do chủ yếu là nhiều hãng giới thiệu sản phẩm vào Việt Nam, bên cạnh đó một số hãng như Shinil đã sản xuất trong nước và đưa ra các sản phẩm có giá khá cạnh tranh. 

Trước đây, giá máy bơm loại rẻ nhất đều trên 1 triệu đồng, nay nhiều hãng đều đưa ra mức giá khoảng 700.000 - 850.000đ/máy cho loại máy 125W, tuỳ kiểu dáng. Trong đó rẻ nhất là máy bơm nhãn hiệu Kuta hay Shinil (Hàn Quốc). 

Riêng các loại máy bơm Trung Quốc hiện ít được ưa chuộng do chất lượng không ổn định. Một số nhãn hiệu mới như Marquis, Shimizu (Indonesia) cũng có giá khá mềm, dưới 1 triệu đ/máy. 

Riêng máy bơm Hanil (Hàn Quốc) tuy đang chào hàng nhưng giá cũng khá cao, hơn các nhãn hiệu khác cùng loại khoảng 150 - 200.000đ/máy. Đặc biệt máy bơm WILO ( Hàn Quốc ) - trước đây được người tiêu dùng biết đến với nhãn hiệu GoldStar, LG - vẫn đứng số 1 thị trường về giá do lợi thế vể đa dạng chủng loại và uy tín về chất lượng từ lâu năm

Các loại máy giá trên 1 triệu đồng hiện tập trung vào các máy công suất lớn (250W) hoặc máy có xuất xứ từ Ý, Nhật Bản. Riêng máy của Ý cũng có khá nhiều nhãn hiệu trong đó nhiều nhất vẫn là máy bơm Perdrollo, giá từ 1,2 triệu cho đến trên 2 triệu/máy tuỳ công suất. Nhãn hiệu này chủ yếu là máy bơm chân không. Ngược lại, các nhãn hiệu Nhật Bản như National, Hitachi lại không có loại máy bơm tự động. Cần chú ý là máy bơm cùng nhãn hiệu thì cách biệt giá giữa loại 125W và 250W chỉ khoảng 200 -300.000đ/máy.

Cũng cần chú ý tới lưu lượng nước khi bơm bởi nhiều loại máy bề ngoài không khác nhau nhưng lượng nước lại khác nhau nhiều, thí dụ 19lít/phút hay 25 lít/phút đối với máy 125W, 30 lít hay 40 lít/phút đối với máy 250W. Thường thì máy có lưu lượng lớn có giá nhỉnh hơn từ 50 - 100.000đ/máy.

Mua máy: chú ý tới công năng

Trong tình trạng cạnh tranh mạnh như hiện nay, đến bất cứ cửa hàng máy bơm nước nào bạn cũng có thể được tư vấn để có thể lựa chọn được một chiếc máy bơm vừa ý. Tuy nhiên, trước khi mua một chiếc máy bơm, cần xác định máy sẽ dùng để làm gì: hút nước từ đường ống đẩy lên bể hay bơm từ giếng, bể lên téc nước trên cao. Từ đó có thể chọn được chiếc máy phù hợp cho gia đình.

Trên thị trường hiện có 2 loại máy bơm chính (dùng cho gia đình) là máy ly tâm và máy hút chân không. Máy bơm chân không có thể hút trực tiếp từ đường ống nước và bơm lên bể cao trong khi máy bơm ly tâm chỉ đẩy nước lên mà thôi. Nhưng nếu vòi sen của gia đình bị yếu thì lại cần chọn mua máy bơm tự động (cũng thuộc loại chân không) để gia tăng áp lực nước vốn yếu từ bể xuống vòi sen hoặc hút trực tiếp từ bể ngầm, vòi nước chính để vào thiết bị hay vòi.

Chiều cao của nhà (tính từ nơi đặt máy bơm đến bể hoặc téc nước trên cao) cũng là một trong những điều kiện bạn phải tính đến khi mua máy bơm. Thông thường, đối với nhà 2, 3 tầng có thể chỉ cần một máy bơm 125W (trong điều kiện nước hút dễ dàng từ bể ngầm hoặc đường ống nước mạnh). Ngược lại, nếu đường ống yếu hay nhà cao 4, 5 tầng thì nên chọn máy công suất khoẻ, 230W hay 250W.

Theo một số nhà nhập khẩu máy bơm nước, hiện nay trên thị trường luôn có máy bơm giả, chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc. Tuy nhiên, việc phân biệt khá khó khăn vì hình dáng bên ngoài máy giả làm khá tinh vi, giống máy thật. Máy giả không chỉ có hiệu suất bơm nước kém mà còn ồn hơn, chất lượng kém hơn nhiều so với máy thật. Vì vậy, khi mua cần chú ý tới các điều kiện bảo hành và nên chọn các cửa hàng lớn, uy tín.


Phòng kỹ thuật
Công ty BĐS - Cơ Khí Rồng Việt
Website: www.Rovico.Vn

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

Giàn giáo với các thuật ngữ và khái niệm

- Giàn giáo: Một hệ thống kết cấu tạm thời đặt trên nền vững hoặc có thể treo hoặc neo, tựa vào công trình để tạo ra nơi làm việc cho công nhân tại các vị trí cao so với mặt đất hay mặt sàn cố định.

Phụ kiện giàn giáo

- Giàn giáo dầm công son: Giàn giáo có sàn công tác đặt trên các thanh dầm công son từ trong tư­ờng hoặc trên mặt nhà. Đầu phía bên trong đ­ược neo chặt vào công trình hay kết cấu.

- Giàn giáo dầm treo: Sàn công tác đặt trên hai thanh dầm, đ­ược treo bằng các dây cáp.

- Giàn giáo cột chống đơn: Sàn công tác đặt trên các dầm ngang có đầu phía ngoài đặt trên các dầm dọc liên kết với hàng cột hay thanh đứng đơn. Đầu bên trong của dầm ngang đặt neo vào trong hoặc lên t­ường nhà.

- Giàn giáo khung thép ống chế tạo sẵn: Hệ các khung bằng ống kim loại (chân giáo), lắp ráp với nhau nhờ các thanh giằng.

- Tổ hợp giàn giáo thép ống và bộ nối: Hệ giàn giáo đ­ược cấu tạo từ các thanh thép ống như­ thanh trụ đứng, các thanh ngang, dọc giàn giáo và các thanh giằng; có tấm đỡ chân các thanh trụ và các bộ nối đặc biệt để nối các thanh trụ và liên kết các thanh khác.

- Giàn giáo treo móc nối tiếp: Sàn công tác đ­ược đặt và móc vào hai dây cáp thép treo song song theo ph­ương ngang, các đầu dây liên kết chặt với công trình.

- Giàn giáo treo nhiều tầng: Giàn giáo có các sàn công tác ở các cốt cao độ khác nhau, đặt trên cùng một hệ đỡ. Hệ thống này có thể treo bởi hai hay nhiều điểm.

- Dây an toàn: Dây mềm buộc vào đai ngang l­ưng ng­ười hoặc dụng cụ lao động, đầu giữ buộc vào điểm cố định hoặc dây bảo hộ.

- Dây bảo hộ (dây thoát hiểm, dây cứu nạn): Dây thẳng đứng từ một móc neo cố định độc lập với sàn công tác và các dây neo, dùng để treo hoặc móc các dây an toàn.

- Dây đai ngang lư­ng: Dụng cụ đặc biệt đeo vào ngư­ời, dùng để treo giữ hoặc thoát hiểm cho công nhân khi đang làm việc hoặc ở trong vùng nguy hiểm.

- Sàn công tác: Sàn cho công nhân đứng và xếp vật liệu tại các vị trí yêu cầu, được cấu tạo từ một hay nhiều đơn vị sàn công tác. Sàn công tác có thể hoạt động độc lập hoặc lắp ghép thành một sàn công tác lớn hơn. Sàn công tác có thể là các tấm gỗ ván đặc biệt, bàn giáo hoặc sàn chế tạo sẵn bằng kim loại.

- Lan can: Hệ thanh chắn đ­ược lắp dọc theo các mặt hở và phần cuối của sàn công tác, gồm có thanh trên (tay vịn), thanh giữa và các trụ đỡ.

- Lưới chắn an toàn: Một tấm lưới chắn đặt giữa tay vịn và thanh chắn chân, để ngăn dụng cụ lao động hoặc vật liệu không rơi khỏi giàn giáo.

- Nền đặt giáo: Nền mặt đất hoặc nền sàn vững của các tầng nhà và công trình.

- Neo: Bộ phận liên kết giữa giàn giáo với công trình hoặc kết cấu, để tăng c­ường ổn định hai ph­ương cho giàn giáo.

- Thanh giằng: Bộ phận giữ cố định cho giàn giáo, liên hệ với các bộ phận khác. 

Phòng kỹ thuật
Công ty BĐS - Cơ Khí Rồng Việt
Website: www.Rovico.Vn