Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

Những điều cần biết khi thiết kế, thi công bể chứa nước lớn, tầng hầm

Thiết bị xây dựng - Hiện nay tại các thành phố lớn và các khu công nghiệp thường xây dựng những bể chứa nước lớn phục vụ sinh hoạt, xử lý nước thải, hoặc tầng hầm. Việc thiết kế và thi công những hạng mục trên vẫn còn những hạn chế dẫn đến chất lượng chưa tốt (bị nứt, thấm mức độ nghiêm trọng) mà nguyên nhân chủ yếu là do cán bộ thiết kế và thi công thiếu kinh nghiệm.

1. Những bệnh thường gặp và nguyên nhân

Các bệnh xuất hiện ở các bể nước lớn thường xảy ra ở thành bể, thành tầng hầm

* Bê tông bị rỗ kèm theo rò rỉ nước

- Cây chống yếu và cốp pha không kín đẫn đến hiện tượng bê tông bị chảy nước xi măng

- Đầm bê tông không đều: chỗ không đầm bê tông bị rỗng, chỗ đầm bê tông có độ chặt tốt không rò rỉ

- Đổ bê tông không đúng kỹ thuật: đổ bê tông chỗ thấp, chỗ cao, đầm không đến những chỗ bê tông quá cao.

- Dùng cần bơm ngang: Không nên dùng cần bơm ngang khi thi công thành bể vì rất khó di chuyển, chỗ bơm nhiều, chỗ bơm ít, rất khó cho việc đềm bê tông. Nên dùng bơm cần khi đổ bê tông thành bể
Nứt bê tông

- Thành bể quá dài (30cm) không có mạch dừng co ngót khi đổ bê tông

- Đổ bê tông ban ngày có nhiệt độ thay đổi lớn

- Lượng phụ gia trong bê tông quá nhiều

- Bị rung động khi bê tông mới đổ

- Thiếu bảo dưỡng sau khi đổ bê tông

* Rò rỉ nước + thấm

- Chất lượng đầm bê tông kém, bê tông bị rỗng

- Không có tấm ngăn nước tại các mạch dừng (waterstop)

- Rò rỉ tại những lỗ ti giữa hai thành cốp pha.

- Chất lượng chống thấm kém

2. Cách khắc phục

* Thiết kế

- Cần có mạch dừng theo chiều đứng của tường bể khi tường có chiều dài 25m, tại mạch dừng cần bố trí waterstop

- Cường độ bê tông: không nên dùng bê tông có cường độ>250kg/cm2 vì khi dùng bê tông mac cao thì lượng xi măng phải nhiều, trong quá trình thuỷ hoá sự chênh lệch nhiệt độ giữa bên trong và bên ngoài lớn, sinh ra ứng xuất kéo kết hợp với diện tích đổ quá rộng do vậy hiện tượng nứt rất dễ xảy ra

- Tường bê tông có chiều dày ≥150mm

- Chống thấm bể nước ăn: nên dùng loại chống thấm chuyên cho bể chứa nước ăn gốc Epoxy E4000 của Nhật Bản vì chúng có khả năng chống thấm, chống ăn mòn và không cần ốp gạch men (có giấy chứng nhận chống độc hại của bộ Khoa học và môi trường)

- Chống thấm bể nước thải: nên dùng loại chống thấm chuyên bể xử lý nước thải gốc Epoxy EA5000 của Nhật Bản vì chúng có khả năng chống thấm, chống mài mòn, chống ăn mòn do chất thải.

* Thi công

- Cần có cây chống và cốp pha vững chắc nếu không những sự cố như đã nêu trên sẽ không tránh khỏi, chi phí sửa chữa rất lớn. Chúng tôi xin giới thiệu một cách sử dụng cốp pha hiệu quả ( chất lượng cao và rất kinh tế) đã được sử dung ở một bể nước có kích thước 30m x 30m x 4m

- Nên đổ bê tông ban đêm

- Nên dùng bao tải phủ lên bể mặt khi bảo dưỡng

- Không nên dùng cần bơm ngang để đổ bê tông

- Đổ bê tông với chiều cao một lần đổ 0.50m, chở đần xong sẽ đổ lớp tiếp theo

- Không được để thép bị rỉ sét vì ảnh hưởng đến độ bền

- Phải dùng cục kê trước khi ghép cốp pha thành

Việc dùng ti giữ hai thành cốp pha: để tránh hiện tượng rò rỉ qua các lỗ ti, nên móc (hoặc hàn) các ti vào các thép bên cạnh hai thành cốp pha,không nên cho xuyên qua tường.


Phòng kỹ thuật
Công ty BĐS - Cơ Khí Rồng Việt
Website: www.Rovico.Vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét