Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012

Giàn giáo công tác - Giàn giáo xây dựng

Dàn giáo công tác - Giàn giáo xây dựng là các loại thiết bị sử dụng trong xây dựng (và trong các lĩnh vực dân dụng khác), dùng để nâng đỡ con người cùng các trang bị công cụ cầm tay, để thực thi các công việc làm trong không gian có độ cao lớn (vượt hơn tầm vóc con người) so với các mặt nền cơ sở thông thường (như là mặt đất, sàn các tầng nhà,...).


Dàn giáo công tác - Giàn giáo xây dựng là thiết bị giúp con người có thể làm việc trên cao một cách an toàn. Dàn giáo công tác - Giàn giáo xây dựng sử dụng chủ yếu trong xây dựng nên nó còn được gọi là (dàn) giáo thi công hay (dàn) giáo xây dựng hoặc giáo thi công ngoài (công trình), tuy nhiên nó còn có thể dùng cho các lĩnh vực công việc khác như: bảo trì, vệ sinh hệ thống vách kính bao quanh các nhà cao tầng, lắp đặt và sửa chữa hệ thống chiếu sáng đô thị, cứu hỏa,...)

Tuy nhiên, trong xây dựng Dàn giáo công tác - Giàn giáo xây dựng khác biệt với một loại giáo chống dùng để chống đỡ hệ thống cốp pha (khuôn đúc bê tông) dạng đáy nằm, bởi công năng sử dụng. 

Dàn giáo công tác - Giàn giáo xây dựng hay còn gọi tắt là giáo công tác có chức năng duy nhất là tạo ra một sàn mặt bằng công tác nhân tạo cho người công nhân xây dựng đứng làm việc trên độ cao lớn an toàn. 

Còn giáo chống cốp pha có chức năng chủ yếu là chống đỡ hệ đà ngang và ván khuôn của hệ cốp pha đáy nằm (chủ yếu là chịu lực trong quá trình thi công đúc các kết cấu bê tông dạng nằm).

Dàn giáo công tác - Giàn giáo xây dựng theo đúng nghĩa nguyên thủy của từ dàn giáo là những loại hệ kết cấu dạng thanh, dạng khung, dạng dàn để đỡ hệ thống sàn công tác cho con người làm việc an toàn trên cao. 

Về sau, được mở rộng ra để gọi tất cả các thiết bị nâng đỡ vị trí công tác của công nhân xây dựng khi họ làm việc trên cao (vượt chiều cao tự nhiên của họ) như: giáo ghế, thang, giáo treo, lồng công tác treo, xe thang,...

Phòng kỹ thuật
Công ty BĐS - Cơ Khí Rồng Việt

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

Xe rùa - Xe cút kít - Xe chuyên chở xây dựng

Xe rùa hay xe cút kít là một chiếc xe thô sơ có kích thước nhỏ để vận chuyển bằng tay và thường sử dụng trong xây dựng để chuyên di chuyển, thồ, chở những vật liệu xây dựng như vôi, vữa, gạch, đá... xe rùa được thiết kế với cấu trúc khá đơn giản thường là với một bánh xe nằm ở trục giữa dưới đáy chiếu xe, có hai tay cầm và một máng chứa vật liệu ở giữa và có hai chân bằng sắt để chống đỡ. Xe được thiết kế để cho một người sử dụng, đẩy vât liệu bằng hai tay cầm phía sau.


Xe rùa được thiết kế để phân phối trọng lượng tải của nó đều giữa các bánh xe sao cho thăng bằng và tạo điều kiện cho việc vận chuyển một cách thuận tiện cũng như việc tải nặng các vật liệu cồng kềnh hơn so với xe và xe được thiết kê thuôn, gọn để có thể luồn lách đưa vật liệu vào tận trong hẻm, những nơi có địa hình hẹp. Xe rùa được sử dụng khá phổ biến trong ngành công nghiệp xây dựng và làm vườn. Công suất điển hình là khoảng 170 khối (6 feet khối) vật liệu.

Xe rùa có nguồn gốc từ lâu đời và được sử dụng trong thời kỳ La Mã cổ đại. Tại Trung Quốc, xe rùa được ghi nhận vào thời kỳ nhà Tân của Vương Mãng. Sau đó vào thời Tam Quốc, xe rùa được Gia Cát Lượng cải tiến thành trâu gỗ, ngựa máy để tải lương thảo vào đất Ngụy trong cuộc Bắc phạt. Ngày nay xe rùa được sử dụng rộng rãi trong các công trường xây dựng bởi tính tiện ích của nó. 

Phòng kỹ thuật
Công ty BĐS - Cơ Khí Rồng Việt
Website: www.Rovico.Vn

Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2012

Công dụng của Máy xây dựng

Việc cơ giới hóa và tự động hóa trong xây dựng là một khâu không thể thiếu được trong quá trình sản xuất. Nó quyết định việc tăng năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm, giảm nhẹ sức lao động chân tay và trí óc cho người lao động. 


Đồng thời góp phần rất quan trọng vào việc rút ngắn thời gian thi công, nhanh chóng đưa công trình vào khai thác sử dụng, nâng cao hiệu quả kinh tế, chất lượng và tính thẩm mỹ đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. 

Để thực hiện các công trình xây dựng, không thể thiếu được các máy xây dựng. Trên thế giới đã chế tạo được những thiết bị chuyên dùng trong xây dựng các công trình như: xây dựng nhà cao tầng, nhà công nghiệp, dân dụng, xây dựng cầu đường, xây dựng các nhà máy thủy điện… Các thiết bị xây dựng ngày càng được hiện đại hóa.

Tại Việt Nam, nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phát triển mạnh. Các nhu cầu xây dựng như: xây dựng các khu nhà công nghiệp, các khu nhà dân dụng, trường học, các cầu cống, đường giao thông, các bến cảng, các công trình thuỷ điện, xây dựng các công trình ngầm… đang diễn ra sôi động trên địa bàn cả nước. Nhu cầu về xây dựng đang đòi hỏi và cần rất nhiều loại máy xây dựng có năng suất và tính năng kỹ thuật cao. 


Máy Xây Dựng, May Xay Dung, Thiết Bị Xây Dựng, Thiết Bị Xây Dựng, Giàn Giáo, Gian Giao, Dàn Giáo, Dan Giao, Giàn Giáo Xây Dựng, Gian Giao Xay Dung, Búa Phá Đá, Bua Pha Da, Cần Cẩu Tháp, Can Cau Thap, Cẩu Tháp, Cau Thap, Cẩu Trục, Cau Truc, Cổng Trục, Cong Truc, Coffa, Cốp Pha, Cop Pha, Coppha, Cột Chống Thép, Cot Chong Thep, Cây Chống Giàn Giáo, Cay Chong Gian Giao, Mâm Giàn Giáo, Mam Gian Giao, Sàn Thao Tác, San Thao Tac, Cầu Thang Giàn Giáo, Cau Thang Gian Giao, Phụ Kiện Giàn Giáo, Phu Kien Gian Giao, Máy Bẻ Đai, May Be Dai, Máy Cột Dây Đai, May Cot Day Dai, Máy Uốn Đai Tự Động, May Uon Dai Tu DOng, Máy Bơm Nước, May Bom Nuoc, Máy Biến Áp, MAy Bien Ap, Máy Biến Thế, May Bien The, MÁy Cán Tôn, May Can Ton, Máy Cắt Bê Tông, MAy Cat Be Tong, Máy Cắt Sắt, May Cat Sat, Máy Uốn Sắt, May Uon Sat, Máy Duỗi Sắt, May Duoi Sat, Máy Dập, May Dap, Máy Chế Biến Gỗ, May Che Bien Go, Máy Khoan, May Khoan, Máy Phay, May Phay, Máy Đầm Bàn, May Dam Ban, MAy Dam Coc, Máy Đầm Cóc, Máy Đầm Dùi, May Dam Dui, Máy Ép Gạch, May Ep Gach, Máy Hàn, May HAn, Máy Nén Khí, MAy Nen Khi, Máy Sấy Khí, MAy Say Khi, Máy Nghiền Đá, MAy Nghien Da, Máy Nghiền Cát, MAy Nghien Cat, Ổn Áp, On Ap, Biến Áp, Bien Ap, Máy Trộn Bê Tông, MAy Tron Be Tong, MÁy Xoa Nền Bê Tông, May Xoa Nen Be Tong, Motor, Động Cơ Điện, Dong Co Dien, Dong Co Dau, Động Cơ Dầu, Động Cơ Xăng, Dong Co Xang, Tời Nâng Bê Tông, Toi Nang Be Tong, Tời Mặt Đất, Toi Mat Dat, Tram Tron Be Tong, Trạm Trộn Bê Tông, Van Thang, Vận Thăng, Van Thang Long, Vận Thăng Lồng, Xe Can Cau, Xe Cần Cẩu, Xe Lu Rung, Xe Nang, Xe Nâng, Xe Nang Tay, Xe Nâng Tay, Xe Nang Hang, Xe Nâng Hàng, Xe Rua, Xe Rùa, Xe Ui, Xe Ủi, Máy Ủi, May Ui, Xe Dao, Xe Đào, May Dao, Máy Đào
Phòng kỹ thuật
Công ty BĐS - Cơ Khí Rồng Việt
Website: www.Rovico.Vn

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

Cần có đội ngũ giám sát công trường chuyên nghiệp

Những năm gần đây, kinh tế - xã hội phát triển mạnh, kéo theo nhu cầu về xây dựng tăng nhanh. Hệ thống đường giao thông, chợ, siêu thị, các khu chung cư, nhà dân sinh... được xây dựng, sửa chữa, nâng cấp ở khắp nơi. Tuy nhiên, vấn đề đáng lo ngại là công tác an toàn vệ sinh lao động trong xây dựng chưa được quan tâm đúng mức để xảy ra nhiều tai nạn đáng tiếc.


Hiểm họa tai nạn trong xây dựng

Dù hằng ngày phải treo mình trên độ cao hàng chục mét để bắc giàn giáo, đổ bê tông mái các tòa nhà, song anh Võ Văn Ngọc (thợ xây, kiêm… “chủ thầu” xây dựng ở huyện Krông Bông) không hề có dây an toàn, bảo hộ lao động. Thứ đơn giản nhất là găng tay, mũ nhựa, ủng cũng không có. 

Anh Ngọc cho hay: nhiều lúc leo lên tầng 3, tầng 4 trong tư thế không dây an toàn, trời thì gió mạnh, đứng chông chênh trên giàn giáo với những cây gỗ chống chỉ nhỏ bằng bắp chân, còn gỗ bắc thanh ngang thì mỏng manh cũng thấy rợn người, nhưng may mắn là đến giờ vẫn chưa bị vụ gì nặng quá (!)… 

Thỉnh thoảng anh Ngọc và vài người cùng làm đã bị dính đinh ở giàn giáo, bị gỗ, gạch rơi vào người, xây xát mặt mày, song đều cắn răng chịu đựng và tự giải quyết. Bởi tất cả họ là những lao động làm theo thời vụ, lương trả theo ngày. Chính “chủ thầu” cũng là nông dân chính thống, đi phụ hồ riết, học lõm được nghề xây vậy là nhận công trình rồi thuê thêm ít thợ lành nghề nữa làm. Thật sợ khi nghe anh Ngọc “tiết lộ” anh đã làm đến gần chục ngôi nhà tầng rồi nhưng vẫn chưa rành đọc bản vẽ…(!) 

Theo tìm hiểu chúng tôi được biết: những chủ thầu và thợ xây tay ngang như anh Ngọc đang chiếm phần lớn trong lực lượng xây dựng của tỉnh. Vì nhu cầu xây dựng trên địa bàn lớn nên các công ty, chủ thầu xây dựng cũng đua nhau mọc lên như nấm.


Không chỉ công trình nhỏ, thợ tay ngang mới xảy ra tai nạn lao động mà tại nhiều công trình xây dựng cầu, đường, nhà cao tầng của những Công ty xây dựng lớn cũng xảy ra tai nạn thương tâm. Các tai nạn, như: sập giàn giáo, công nhân đang làm việc từ trên cao bị rơi xuống đất, đổ cột trụ, rơi cần cẩu; có trường hợp bị đổ sập cả sàn bê-tông nặng hàng chục tấn... 

Thậm chí, có khu nhà cao tầng trong cả quá trình thi công, xảy ra tới gần chục vụ tai nạn. Mới đây nhất, vào tháng 10-2010, tại công trình xây dựng khu căn hộ cao cấp Hoàng Anh Gia Lai (đường Nguyễn Công Trứ, TP. Buôn Ma Thuột) một công nhân do bất cẩn đã rơi từ tầng 11 xuống và tử vong…

Đâu là nguyên nhân?

Chưa có một thống kê nào về các vụ tai nạn lao động thuộc lĩnh vực xây dựng xảy ra trên địa bàn vì theo ông Nguyễn Duy Tuyết, Chánh Thanh tra Sở LĐTB&XH thì: Các vụ tai nạn lao động đều được các Công ty, chủ thầu xây dựng giấu nhẹm và tự giải quyết vì đa phần công nhân không được ký hợp đồng lao động hay thực hiện chế độ bảo hiểm nào. 

Ngay như vụ chết người ở công trình khu căn hộ cao cấp Hoàng Anh Gia Lai, mặc dù biết tin qua các phương tiện thông tin đại chúng nhưng vì không được Công ty báo cáo và không nhận được kết luận từ cơ quan công an nên chúng tôi cũng không thể can thiệp hoặc đưa trường hợp này vào tai nạn lao động…

Qua thực tế cho thấy: do cơ chế thị trường cạnh tranh trong đấu thầu, các đơn vị trong ngành xây dựng phải bỏ thầu thấp để được trúng thầu. Khi trúng thầu rồi, họ phải giảm chi phí bằng mọi cách, trong đó có việc giảm chi phí trang bị bảo hộ lao động cá nhân, lưới che chắn, sàn thao tác, hệ thống giàn giáo. Những chủ thầu thường quá tập trung vào tiến độ sản xuất nên thường thúc ép thợ của mình làm hết công suất, kể cả vào những thời điểm giờ nghỉ trưa hay ca đêm. 

Ngoài ra, việc các ngành chức năng chưa quản lý chặt chẽ, thiếu kiểm tra giám sát thường xuyên cũng là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất an toàn lao động (ATLĐ). Lực lượng thanh tra lao động quá mỏng mà doanh nghiệp thì quá nhiều vì vậy lĩnh vực xây dựng chưa phải là “điểm nóng” cần quan tâm hàng đầu. 

Trong năm 2010, đoàn thanh tra liên ngành tỉnh chỉ tiến hành kiểm tra ở 2 công trình xây dựng lớn trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột là công trình khu căn hộ cao cấp của Công ty Hoàng Anh Gia Lai và tòa cao ốc do Công ty xây dựng Phú Xuân  thi công. Kết quả, cả 2 đơn vị đều mắc phải các lỗi cơ bản như: Người lao động không được trang bị bảo hộ lao động  và huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động; không được khám sức khỏe định kỳ… 

Quan trọng hơn cả là quy định chế tài, xử phạt hiện còn chưa rõ ràng, vẫn còn chung chung khiến rất lúng túng khi xử lý. Mức xử phạt vi phạm trong lĩnh vực ATLĐ quá nhẹ. Theo Nghị định 113/2004 của Chính phủ, vi phạm về vệ sinh ATLĐ bị xử phạt hành chính từ 200.000đ đến 20 triệu đồng. Với mức phạt này, không ít chủ doanh nghiệp “thà nộp phạt còn hơn phải đầu tư hàng trăm triệu đồng để bảo đảm vệ sinh ATLĐ theo đúng quy chuẩn”. Rõ ràng, khâu kiểm soát hiện nay quá lỏng lẻo nên tai nạn lao động thường xuyên xảy ra là điều tất nhiên.

Với độ cao hàng chục mét nhưng công nhân xây dựng vẫn không hề có đai an toàn và bảo hộ lao động.

Cần thiết phải có đội ngũ giám sát công trường chuyên nghiệp

Bộ Xây dựng đã ban hành nhiều quy định liên quan đến ATLĐ. Tuy nhiên, trên thực tế, những quy định này gần như vẫn vô hiệu. Ngay cả quy định về việc khai báo TNLĐ cũng không được người sử dụng lao động tuân thủ. Mới đây nhất, ngày 18-1-2011, Thông tư số 22 của Bộ Xây dựng quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình bắt đầu có hiệu lực. 

Thông tư quy định, chủ đầu tư xây dựng công trình có trách nhiệm thành lập bộ phận chuyên trách hoặc kiêm nhiệm để kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn lao động của nhà thầu thi công xây dựng trên công trường; tạm dừng thi công và yêu cầu nhà thầu khắc phục khi phát hiện dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn lao động của nhà thầu, nếu nhà thầu không khắc phục thì chủ đầu tư phải đình chỉ thi công hoặc chấm dứt hợp đồng; phối hợp với nhà thầu xử lý, khắc phục khi xảy ra sự cố hoặc tai nạn lao động, đồng thời báo cáo với các cơ quan chức năng về tình hình an toàn lao động của dự án, công trình theo quy định của pháp luật về lao động. 

Người lao động trên công trường xây dựng có quyền từ chối thực hiện các công việc được giao khi thấy không đảm bảo an toàn lao động sau khi đã báo cáo với người phụ trách trực tiếp mà vẫn không được khắc phục, xử lý hoặc nhà thầu không cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân theo đúng quy định.

Tuy vậy, thông tư này vẫn chưa được ngành xây dựng triển khai và chưa có chuyển biến gì đối với các chủ thi công. Nhằm hạn chế tai nạn lao động có thể xảy ra, thiết nghĩ, các ngành chức năng cần có những chế tài mạnh về quản lý, xử phạt các chủ thi công sát thực hơn như: 

Các đơn vị xây dựng phải có kế hoạch và đảm bảo các khoản chi phí về công tác an toàn vệ sinh lao động đã được phê duyệt trong dự toán xây dựng công trình. Khoản chi này không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích sẽ không được quyết toán. 

Hơn nữa, thực tế cho thấy: không thể nhanh chóng kêu gọi, huấn luyện ý thức cũng như kỹ năng tự bảo vệ mình của người lao động khi mà gánh nặng mưu sinh đang đè nặng lên vai họ và từ nhận thức đến hành động là cả một quá trình. 

Chính vì vậy cùng với chế tài xử phạt mạnh đơn vị thi công, chỉ còn cách cần xây dựng, đào tạo một đội ngũ giám sát công trường chuyên nghiệp bắt buộc người lao động phải tuân thủ đúng quy trình, thao tác nghề nghiệp. Họ chính là những kỹ sư bảo hộ ATLĐ trên công trường, là những người chịu trách nhiệm và lập kế hoạch thi công an toàn, đúng kỹ thuật.

Phòng kỹ thuật
Công ty BĐS - Cơ Khí Rồng Việt
Website: www.Rovico.Vn

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Máy phát điện chạy bằng... nước tiểu

Phát minh của nhóm nữ sinh người Nigeria đã giúp chính phủ nước này giải quyết được một phần vấn đề thiếu điện trên cả nước.

Nhóm nữ sinh với phát minh máy phát điện chạy bằng 
nước tiểu của mình
Theo NFI English, hầu hết người dân ở Nigeria đều phụ thuộc vào những chiếc máy phát điện do thiếu nguồn cung năng lượng. Nhiều doanh nghiệp thậm chí đã phải đóng cửa vì không đủ chi phí để mua nguyên liệu từ chợ đen để chạy máy phát.

Trước tình trạng này, 4 nữ sinh đến từ trường tư thục Doregos, thành phố Lagos, đã nảy ra ý tưởng dùng nước tiểu để vận hành máy phát điện.

"Chúng tôi nhận thấy nhiều người dân ở Nigeria, đặc biệt là những doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp năng lượng, hầu hết đều phải ngừng kinh doanh do chi phí bỏ ra cho việc sử dụng điện quá cao. Vì thế chúng tôi quyết định chế tạo ra một thiết bị để giải quyết vấn đề này. Chúng tôi thấy nhiều sản phẩm từ chất thải có thể được dùng để tạo ra năng lượng, vì thế quyết định thí nghiệm nó với nước tiểu", Eniola Bello, một trong số 4 nữ sinh, cho biết.

Chiếc máy phát sẽ được vận hành từ khí hydro và oxy được tạo ra từ nước tiểu tích trong một cái ngăn gắn trên máy. Nữ sinh Adebola Duro-Aina cho biết 6 lít nước tiểu có thể giúp một chiếc máy phát điện nhỏ chạy được trong 36 giờ.

Nhóm nữ sinh cho biết trước tiên nước tiểu sẽ được cho vào ngăn điện phân để tách hydro và oxy, sau đó hai khí này sẽ được chuyển vào một bộ lọc để làm sạch trước khi được đẩy vào một bình nén khí có chứa borax lỏng để loại bỏ hơi nước. "Chiếc máy phát giúp vận hành mọi thứ trong nhà bạn. Chúng tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi chiếc máy đi vào hoạt động", một nữ sinh nói.

Cả 4 cô gái trẻ cho hay họ rất khó chịu khi phải lớn lên trong một môi trường mà họ không thể đọc sách vào ban đêm hay xem các chương trình truyền hình yêu thích chỉ vì nguồn cung điện không ổn định. Chiếc máy phát chạy bằng nước tiểu ra đời đúng lúc chính phủ Nigeria hiện phải đối mặt với áp lực ngày một gia tăng nhằm giải quyết tình trạng thiếu điện trên cả nước.

Phòng kỹ thuật
Công ty BĐS - Cơ Khí Rồng Việt
Website: www.Rovico.Vn

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

Đầm bê tông | Đầm bàn | Đầm cóc

Đầm bê tông là một công đoạn trong công tác (hay công việc) đúc bê tông và bê tông cốt thép. Công đoạn này, chính là việc làm chặt kết cấu bê tông, ngay khi còn ở dạng vữa, vừa được đổ vào khuôn đúc, trước khi bê tông bắt đầu đông kết, bằng các tác động chấn động từ bên ngoài bề mặt hay từ trong lòng của kết cấu bê tông.


Mục đích

Vữa bê tông là một loại vật liệu hỗn hợp của các loại vật liệu hạt rời, cỡ hạt từ mịn đến thô. Trong lòng vữa bê tông, kể cả tới khi đã được đổ (hay còn gọi là rải) vào khuôn đúc bê tông, vẫn còn độ rỗng rất lớn. Nếu cứ để tồn tại độ rỗng như vậy, sau khi bê tông đã ninh kết và đóng rắn, thì kết cấu bê tông trở nên xốp, không đặc chắc, không đồng nhất và chịu lực kém. 

Đối với kết cấu bê tông cốt thép, trước khi đổ bê tông bắt buộc đã phải có cốt thép trong khuôn đúc, mà khoảng cách giữa các cốt thép thường nhỏ hẹp, để vữa bê tông luồn qua được các khoảng cách này thường cần phải có lực dồn đẩy từ bên ngoài. 

Do đó, khi đúc các kết cấu bê tông và kết cấu bê tông cốt thép, cần phải tiến hành công đoạn Đầm bê tông, sau khi đã đổ (hay rải) vữa bê tông vào khuôn, nhằm làm giảm tới mức tối đa độ rỗng của kết cấu bê tông, đảm bảo vữa bê tông chảy qua mọi khoảng hở giữa các cốt thép và tới được mọi điểm của kết cấu, bao bọc được hoàn toàn cốt thép, loại bỏ các hiện tượng rỗ và rỗng của kết cấu bê tông.

Các phương thức Đầm bê tông

Có hai phương thức Đầm bê tông, đó là: đầm ngoài và đầm trong. Phương thức đầm ngoài lại được chia thành: phương thức đầm mặt và phương thức đầm cạnh. Trong mỗi phương thức: đầm trong, đầm mặt và đầm cạnh, thì đều có thể thi công theo hai phương thức đầm thủ công (tức là bằng tay) và đầm bằng máy.
Phương thức đầm trong lòng kết cấu bê tông

Trong phương thức đầm trong, người ta tìm cách đưa nguồn gây chấn động vào sâu trong lòng khối vữa bê tông vừa đổ để làm đặc chắc nó. Phương thức đầm trong (còn gọi là đầm sâu) thường áp dụng để đầm các kết cấu có chiều sâu lớn, như: cột, tường, đài móng, móng máy, kết cấu bê tông khối lớn, đê, đập, ... Ở phương thức đầm này, khi thi công bằng máy, người ta thường sử dụng một loại thiết bị đầm gọi là máy đầm dùi.

Phòng kỹ thuật
Công ty BĐS - Cơ Khí Rồng Việt
Website: www.Rovico.Vn

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

Cách chọn mua Giàn Giáo chất lượng

Bạn đã có những kinh nghiệm gì khi đi chọn mua Giàn giáo , Giàn giáo thi công, Giàn giáo bao che, Giàn giáo xây dựng, Giàn giáo chống sàn có chất lượng, giá cả Giàn giáo phải chăng và không mắc phải những sai lầm không đáng có khi công ty bạn giao trách nhiệm cho ban đi mua Giàn giáo cho công trình xây dựng của bạn ?

Những yếu tố nào quyết định để bạn kiểm tra cho một Giàn giáo khung đúng như chuẩn của Bộ Xây Dựng quy định? Bạn có biết rằng vấn đề mua chọn thiết bị Giàn giáo luôn đi đôi với thương hiệu của bạn không?

Với nhiều năm trong nghề xây dựng chuyên cung cấp các Giàn giáo khung , Giàn giáo xây dựng, chúng tôi trải nghiệm và chia sẽ cho bạn có những kiến thức cơ bản những kiến thức cơ bản cho việc chọn mua Giàn giáo chất lượng, Giàn giáo đảm bảo an toàn trong thi công.

Để kiểm tra Giàn giáo, Giàn giáo thi công, Giàn giáo bao che, Giàn giáo chống sàn, Giàn giáo xây dựng, đàu tiên bạn nên kiểm tra về loại thép để sản xuất ra Giàn giáo ( thường là loại thép Q42, và có độ dày là 2ly ) phải có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng, thứ 2 bạn kiểm tra về số kg của Giàn giáo khung , Giàn giáo xây dựng (thường là 12 – 12.5kg cho Giàn giáo 1.7m dày 2ly), thứ 3 là Giàn giáo được sản xuất ra phải có giấy kiểm tra, kiển định thực tế của các công ty đo lường chất lượng có uy tín : QUATEST 3, DHCONTROL cấp giấy phép lưu hành cho Giàn giáo ra ngoài thị trường.

Giàn giáo chât lượng , Giàn giáo thi công, Giàn giáo xây dựng luôn phải đảm bảo độ vững chắc và độ bển với thời gian sử dụng 6 – 7 năm, ngoài ra còn có Giàn giáo nhúng kẽm với chất lượng và thời gian sử dụng trên 10 năm.


Giàn giáo chât lượng , Giàn giáo thi công, Giàn giáo xây dựng luôn phải đảm bảo độ vững chắc và độ bển với thời gian sử dụng 6 – 7 năm, ngoài ra còn có Giàn giáo nhúng kẽm với chất lượng và thời gian sử dụng trên 10 năm.

Nếu bạn nắm được những kiến thức này về cách kiểm tra Giàn giáo xây dựng, Giàn giáo khung thì bạn đã góp phần tạo nên thương hiệu của công ty bạn, công trình xây dựng luôn đảm bảo chất lượng , an toàn trong thi công và đúng tiến độ thi công công trình.

Thật là may mắn cho Giàn giáo Rồng Việt của chúng tôi khi cùng bạn giải quyết về các vấn đề về Giàn giáo, về thiết bị Giàn giáo để sử dụng cho công trình của bạn , đưa ra giải pháp tối ưu và giảm chi phí lên đến 20% cho nhu cầu sử dụng Giàn giáo của bạn.

Phòng kỹ thuật
Công ty BĐS - Cơ Khí Rồng Việt
Website: www.Rovico.Vn

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

Thiết bị nâng hạ, vận chuyển Vận thăng lồng

Vận thăng là một thiết bị nâng hạ dùng để thi công các công trình nhà cao tầng, hoặc một số trường hợp đặc biệt dùng để thi công các công trình ngầm dưới lòng đất, thả từ đỉnh núi xuống.


Cơ cấu chuyển động của vận thăng dựa trên cơ cấu thanh răng, khác với thang máy vận thăng có cơ cấu chuyển động an toàn hơn, các động cơ được gắn bánh răng, bánh răng liên kết với thanh răng, khi động cơ hoạt động các bánh răng này ăn khớp với thanh răng để tạo ra chuyển động lên xuống.

Các loại model, tải trọng của vận thăng

Vận thăng có nhiều loại model tùy thuộc vào nhu cầu cũng như yêu cầu kỹ thuật của từng công trình.



- Vận thăng 1 lồng 1 tấn Model VPV 100: Tải trọng thiết kế max 1000kg = 12 người. Chiều cao tối đa 150m

- Vận thăng 1 lồng 2 tấn Model VPV 200: Tải trọng thiết kế max 2000kg = 24 người. Chiều cao tối đa 150m

- Vận thăng 2 lồng 1 tấn Model VPV 100/100: Tải trọng thiết kế max 2x1000kg = 2x12 người. Chiều cao tối đa 150m

- Vận thăng 2 lồng 2 tấn Model VPV 200/200: Tải trọng thiết kế max 2x2000kg = 2x24 người. Chiều cao tối đa 150m

Ưu điểm của vận thăng lồng
 


1/ Tủ điện:

- Ưu điểm:
+ Có bản vẽ mạch điện chi tiết rõ ràng, rất thuận tiện cho việc kiểm tra và sửa chữa nếu có bất kỳ sự cố nào.

+ Thiết kế nhỏ gọn nhờ được lắp đặt khởi động từ Schneider là loại khởi động từ có chất lượng tốt nhất.

+ Nhờ thiết kế mạch điện khoa học và hiện đại cùng với khởi động từ Schneider nên độ bền rất cao và khắc phục được sự không ổn định của nguồn điện, tránh được các hiện tượng môve

+ Nhờ tủ điện được lắp đặt trong lồng tránh mưa, gió, các vật liệu rơi vào vì vậy tủ điện được bảo vệ tốt độ bền cao.
2/ Lồng Nâng
- Ưu điểm:
+ Kích thước sử dụng : 3.0m x 1.3m x 2.6 m nên sử dụng được 2 xe cải tiến cùng một lúc và vẫn đảm bảo được số lượng người đứng trong lồng mà không ảnh hưởng đến diện tích thao tác.

+. Thiết kế của nóc nồng rất khoa học nên không có nước mưa đọng lại trên nóc nồng kể cả trong trường hợp mưa rất lớn nên tránh được han rỉ, ô xi hóa làm hỏng nóc lồng.

+ Nhờ thiết kế lồng khoa học và rất tiên tiến nên nếu sau thời gian sử dụng 7- 10 năm mà nóc lồng có hỏng do hao mòn tự nhiên thì rất rễ thay thế mà không ảnh hưởng đến kết cấu lồng, việc thay thế nóc lồng cũng rất đơn giản, chi phí rất nhỏ.

- Cửa lên nóc lồng :

+ Được lắp đặt công tắc hành trình, nên rất đảm bảo an toàn.

+ Được lắp biển cảnh báo.

+ Được lắp móc cửa.

- Hai cửa lồng :

+ Cửa vào và cửa ra : Được lắp bánh xe bằng nhựa chịu mài mòn cao nên việc mở của rất nhẹ nhàng.

+ Cả 2 cửa đều có lắp công tắc hành trình an toàn, loại tốt nhất.

+ Phòng rơi an toàn trong lồng được dùng loại phòng rơi có tải trọng khống chế 40 KN nên độ an toàn rất cao ( nếu trong trường hợp có thể xẩy ra hiện tượng lồng bị rơI tự do hay bị trượt ..

- Ca bin điều khiển:

+ Có lắp ghế ngồi thoải mái.

+ Có bàn điều khiển, có hướng dẫn sử dụng bằng tiếng việt rõ ràng.

Phòng kỹ thuật
Công ty BĐS - Cơ Khí Rồng Việt
Website: www.Rovico.Vn

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

Kinh nghiệm mua máy bơm nước gia dụng


Máy Bơm Gia Dụng - Ngày càng có nhiều nhãn hiệu máy mới xuất hiện trên thị trường. Nếu như trước đây máy bơm nước có nguồn gốc chủ yếu từ các nước Hàn Quốc, Trung Quốc, Ý thì giờ đây xuất hiện cả những máy bơm xuất xứ từ Nhật Bản và một số nước Đông Nam Á khác như Đài Loan, Indonesia... 
Giá hạ do cạnh tranh mạnh


Theo anh N.B.Quân, chủ đại lý máy bơm nước 129 Nguyễn Lương Bằng, máy bơm nước hiện nay có giá chỉ khoảng 70-80% so với thời điểm cách đây vài năm. Lý do chủ yếu là nhiều hãng giới thiệu sản phẩm vào Việt Nam, bên cạnh đó một số hãng như Shinil đã sản xuất trong nước và đưa ra các sản phẩm có giá khá cạnh tranh. 

Trước đây, giá máy bơm loại rẻ nhất đều trên 1 triệu đồng, nay nhiều hãng đều đưa ra mức giá khoảng 700.000 - 850.000đ/máy cho loại máy 125W, tuỳ kiểu dáng. Trong đó rẻ nhất là máy bơm nhãn hiệu Kuta hay Shinil (Hàn Quốc). 

Riêng các loại máy bơm Trung Quốc hiện ít được ưa chuộng do chất lượng không ổn định. Một số nhãn hiệu mới như Marquis, Shimizu (Indonesia) cũng có giá khá mềm, dưới 1 triệu đ/máy. 

Riêng máy bơm Hanil (Hàn Quốc) tuy đang chào hàng nhưng giá cũng khá cao, hơn các nhãn hiệu khác cùng loại khoảng 150 - 200.000đ/máy. Đặc biệt máy bơm WILO ( Hàn Quốc ) - trước đây được người tiêu dùng biết đến với nhãn hiệu GoldStar, LG - vẫn đứng số 1 thị trường về giá do lợi thế vể đa dạng chủng loại và uy tín về chất lượng từ lâu năm

Các loại máy giá trên 1 triệu đồng hiện tập trung vào các máy công suất lớn (250W) hoặc máy có xuất xứ từ Ý, Nhật Bản. Riêng máy của Ý cũng có khá nhiều nhãn hiệu trong đó nhiều nhất vẫn là máy bơm Perdrollo, giá từ 1,2 triệu cho đến trên 2 triệu/máy tuỳ công suất. Nhãn hiệu này chủ yếu là máy bơm chân không. Ngược lại, các nhãn hiệu Nhật Bản như National, Hitachi lại không có loại máy bơm tự động. Cần chú ý là máy bơm cùng nhãn hiệu thì cách biệt giá giữa loại 125W và 250W chỉ khoảng 200 -300.000đ/máy.

Cũng cần chú ý tới lưu lượng nước khi bơm bởi nhiều loại máy bề ngoài không khác nhau nhưng lượng nước lại khác nhau nhiều, thí dụ 19lít/phút hay 25 lít/phút đối với máy 125W, 30 lít hay 40 lít/phút đối với máy 250W. Thường thì máy có lưu lượng lớn có giá nhỉnh hơn từ 50 - 100.000đ/máy.

Mua máy: chú ý tới công năng

Trong tình trạng cạnh tranh mạnh như hiện nay, đến bất cứ cửa hàng máy bơm nước nào bạn cũng có thể được tư vấn để có thể lựa chọn được một chiếc máy bơm vừa ý. Tuy nhiên, trước khi mua một chiếc máy bơm, cần xác định máy sẽ dùng để làm gì: hút nước từ đường ống đẩy lên bể hay bơm từ giếng, bể lên téc nước trên cao. Từ đó có thể chọn được chiếc máy phù hợp cho gia đình.

Trên thị trường hiện có 2 loại máy bơm chính (dùng cho gia đình) là máy ly tâm và máy hút chân không. Máy bơm chân không có thể hút trực tiếp từ đường ống nước và bơm lên bể cao trong khi máy bơm ly tâm chỉ đẩy nước lên mà thôi. Nhưng nếu vòi sen của gia đình bị yếu thì lại cần chọn mua máy bơm tự động (cũng thuộc loại chân không) để gia tăng áp lực nước vốn yếu từ bể xuống vòi sen hoặc hút trực tiếp từ bể ngầm, vòi nước chính để vào thiết bị hay vòi.

Chiều cao của nhà (tính từ nơi đặt máy bơm đến bể hoặc téc nước trên cao) cũng là một trong những điều kiện bạn phải tính đến khi mua máy bơm. Thông thường, đối với nhà 2, 3 tầng có thể chỉ cần một máy bơm 125W (trong điều kiện nước hút dễ dàng từ bể ngầm hoặc đường ống nước mạnh). Ngược lại, nếu đường ống yếu hay nhà cao 4, 5 tầng thì nên chọn máy công suất khoẻ, 230W hay 250W.

Theo một số nhà nhập khẩu máy bơm nước, hiện nay trên thị trường luôn có máy bơm giả, chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc. Tuy nhiên, việc phân biệt khá khó khăn vì hình dáng bên ngoài máy giả làm khá tinh vi, giống máy thật. Máy giả không chỉ có hiệu suất bơm nước kém mà còn ồn hơn, chất lượng kém hơn nhiều so với máy thật. Vì vậy, khi mua cần chú ý tới các điều kiện bảo hành và nên chọn các cửa hàng lớn, uy tín.


Phòng kỹ thuật
Công ty BĐS - Cơ Khí Rồng Việt
Website: www.Rovico.Vn

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

Giàn giáo với các thuật ngữ và khái niệm

- Giàn giáo: Một hệ thống kết cấu tạm thời đặt trên nền vững hoặc có thể treo hoặc neo, tựa vào công trình để tạo ra nơi làm việc cho công nhân tại các vị trí cao so với mặt đất hay mặt sàn cố định.

Phụ kiện giàn giáo

- Giàn giáo dầm công son: Giàn giáo có sàn công tác đặt trên các thanh dầm công son từ trong tư­ờng hoặc trên mặt nhà. Đầu phía bên trong đ­ược neo chặt vào công trình hay kết cấu.

- Giàn giáo dầm treo: Sàn công tác đặt trên hai thanh dầm, đ­ược treo bằng các dây cáp.

- Giàn giáo cột chống đơn: Sàn công tác đặt trên các dầm ngang có đầu phía ngoài đặt trên các dầm dọc liên kết với hàng cột hay thanh đứng đơn. Đầu bên trong của dầm ngang đặt neo vào trong hoặc lên t­ường nhà.

- Giàn giáo khung thép ống chế tạo sẵn: Hệ các khung bằng ống kim loại (chân giáo), lắp ráp với nhau nhờ các thanh giằng.

- Tổ hợp giàn giáo thép ống và bộ nối: Hệ giàn giáo đ­ược cấu tạo từ các thanh thép ống như­ thanh trụ đứng, các thanh ngang, dọc giàn giáo và các thanh giằng; có tấm đỡ chân các thanh trụ và các bộ nối đặc biệt để nối các thanh trụ và liên kết các thanh khác.

- Giàn giáo treo móc nối tiếp: Sàn công tác đ­ược đặt và móc vào hai dây cáp thép treo song song theo ph­ương ngang, các đầu dây liên kết chặt với công trình.

- Giàn giáo treo nhiều tầng: Giàn giáo có các sàn công tác ở các cốt cao độ khác nhau, đặt trên cùng một hệ đỡ. Hệ thống này có thể treo bởi hai hay nhiều điểm.

- Dây an toàn: Dây mềm buộc vào đai ngang l­ưng ng­ười hoặc dụng cụ lao động, đầu giữ buộc vào điểm cố định hoặc dây bảo hộ.

- Dây bảo hộ (dây thoát hiểm, dây cứu nạn): Dây thẳng đứng từ một móc neo cố định độc lập với sàn công tác và các dây neo, dùng để treo hoặc móc các dây an toàn.

- Dây đai ngang lư­ng: Dụng cụ đặc biệt đeo vào ngư­ời, dùng để treo giữ hoặc thoát hiểm cho công nhân khi đang làm việc hoặc ở trong vùng nguy hiểm.

- Sàn công tác: Sàn cho công nhân đứng và xếp vật liệu tại các vị trí yêu cầu, được cấu tạo từ một hay nhiều đơn vị sàn công tác. Sàn công tác có thể hoạt động độc lập hoặc lắp ghép thành một sàn công tác lớn hơn. Sàn công tác có thể là các tấm gỗ ván đặc biệt, bàn giáo hoặc sàn chế tạo sẵn bằng kim loại.

- Lan can: Hệ thanh chắn đ­ược lắp dọc theo các mặt hở và phần cuối của sàn công tác, gồm có thanh trên (tay vịn), thanh giữa và các trụ đỡ.

- Lưới chắn an toàn: Một tấm lưới chắn đặt giữa tay vịn và thanh chắn chân, để ngăn dụng cụ lao động hoặc vật liệu không rơi khỏi giàn giáo.

- Nền đặt giáo: Nền mặt đất hoặc nền sàn vững của các tầng nhà và công trình.

- Neo: Bộ phận liên kết giữa giàn giáo với công trình hoặc kết cấu, để tăng c­ường ổn định hai ph­ương cho giàn giáo.

- Thanh giằng: Bộ phận giữ cố định cho giàn giáo, liên hệ với các bộ phận khác. 

Phòng kỹ thuật
Công ty BĐS - Cơ Khí Rồng Việt
Website: www.Rovico.Vn

Thứ Năm, 11 tháng 10, 2012

Máy lu là gì?


Máy lu hay còn gọi là xe lu, xe hủ lô, lu là một máy được sử dụng để đầm nén đất, cấp phối và vật liệu làm đường, trong công việc làm sân, đường, sân bay, đê điều. Nó phục vụ thi công các công trình xây dựng trong công nghiệp, giao thông, thủy lợi, nông nghiệp và các công trình phát triển cơ sở hạ tầng khác có nhu cầu đầm nén.


Các máy lu thường có một hoặc hai ống trụ và có khối lượng lớn, để các ống trụ nén với lực lớn, nhờ vào lực hấp dẫn của Trái Đất, lên bề mặt đất đá hay vật liệu; khiến các mảnh vật liệu được tách nhỏ, phân phối đều, nén chặt, phẳng mịn. Một số máy có ống trụ rung để tác động rải vật liệu hiệu quả.

Phòng kỹ thuật
Công ty BĐS - Cơ Khí Rồng Việt
Website: www.Rovico.Vn

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2012

7 lời khuyên sử dụng máy phát điện

Rovico.vn - Mối quan tâm về nguồn năng lượng thay thế đang tăng ở mọi quốc gia, sự gia tăng tăng của các doanh nghiệp thu nhập cao, và loại hình kinh doanh tại gia phát triển mạnh tất cả đã giúp cho doanh số bán nhiên liệu tăng cao, tương tự như vậy cũng đã đẩy mạnh sự tiêu thụ máy phát điện trên thị trường. 


Tuy nhiên, mua, cài đặt và sử dụng một máy phát điện, không giống như mua các thiết bị hay hệ thống khác trong nhà. Với máy phát điện, bạn có thể yên tâm thức ăn trong tủ lạnh không bị hỏng bởi mất điện, có thể giữ cho văn phòng của bạn hoạt động mọi thời điểm, hoặc luôn có năng lượng cung cấp cho các thiết bị cần thiết khác, nhưng chúng cũng có thể rất tốn kém, ồn ào và nguy hiểm đến an toàn của bạn.

Thứ nhất: Xác định nhu cầu năng lượng của bạn

Trước khi mua, hãy kiểm tra nhu cầu năng lượng của bạn. Tạo một danh sách những đèn và các thiết bị bạn sẽ cần trong lúc cúp điện, và thêm yêu cầu năng lượng của các thiết bị đó, bằng cách sử dụng các ước tính công suất. Máy phát điện có hai công suất đầu ra: công suất hoạt động bình thường và công suất đỉnh. máy phát điện cỡ nhỏ với 1 KVA có thể cung cấp năng lượng cho một vài bóng đèn và các thiết bị nhỏ. 


Một máy phát điện với 5 KVA cung cấp điện cho tủ lạnh, hầu hết các đèn chiếu sáng cho một căn nhà có ba phòng ngủ, và có lẽ một bộ truyền hình. Máy phát điện lớn hơn lên đến 10 KVA có thể cần thiết nếu bạn cần sử dụng các thiết bị làm nóng bằng điện, hoặc vận hành các thiết bị cần nhiều điện hơn.

Thứ hai: Kiểm tra máy phát điện của bạn thường xuyên

Động cơ được thiết kế để hoạt động, nếu lâu không sử dụng sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy. Bạn cần phải kiểm tra hoạt động máy trong 15 phút hoặc hơn mỗi tuần để đảm bảo rằng chúng luôn trong tình trạng sẵn sàng làm việc khi cần.

Thứ ba: Hoàn thành hệ thống dây điện và hướng dẫn điện áp máy phát điện kết nối cố định với hệ thống điện của bạn. Nó đòi hỏi một thiết bị gọi là cầu dao hai ngả hay công tắc đổi mạch, tự động mở máy phát điện khi xảy ra mất điện hay tắt khi có điện trở lại. Nó giữ cho năng lượng luôn cung cấp cho các thiết bị (Chẳng hạn như tủ lạnh, hệ thống an ninh,…) luôn hoạt động, dù bạn không có ở nhà khi xảy ra cúp điện để khởi động máy phát điện. Công tắc tự động còn giúp bảo vệ máy phát điện, các hệ thống thiết bị khác, cũng như bảo đảm an toàn cho mọi người. Một sự tăng gấp đôi nguồn điện lên các thiết bị có thể gây nguy hiểm cho cả bạn và các thiết bị của bạn.

Thứ tư: Hãy chú ý đặc biệt với máy phát điện di động, máy phát điện xách tay. Chúng được thiết kế để sử dụng tạm thời và phải được kết nối trực tiếp duy nhất với các thiết bị chọn lọc hoặc đèn chiếu sáng – không bao giờ trực tiếp kết nối với hệ thống dây điện của bạn. Nghĩa là bạn phải điều khiển nó thủ công, không sử dụng công tắc đổi mạch hay chức năng tự động khởi động khi mất điện.


Thứ năm: bạn có thể cắm máy phát điện của bạn ở bất cứ nơi nào. Nhưng không bao giờ cắm một máy phát điện xách tay truc tiếp vào ổ cắm hộ gia đình, hay hệ thống dây điện nhà khác. Thay vào đó, sử dụng một dây mở rộng đánh giá đúng khả năng tải điện của dây rồi mới kết nối với đèn và các thiết bị khác.

Thứ sáu: Quan tâm tới mối nguy hiểm từ nhiên liệu máy phát điện, nhiên liệu máy phát thường rất dễ bắt lửa, và cả hai đều phát ra khí carbon monoxide, nguy hiểm chết người khi bị đốt cháy trong không gian kín. Cài đặt máy phát điện với khí thải thích hợp, và không bao giờ vận hành một máy phát điện bên trong nhà, nhà để xe hoặc cấu trúc khép kín khác. Giữ chúng ở ngoài cửa ra vào, cách xa cửa sổ và theo hướng gió ngăn chúng lùa vào nhà của bạn.

Ngoài ra, vận hành máy phát điện trong khu vực khô ráo, thông gió tốt, bảo vệ khỏi tiếp xúc trực tiếp với mưa và tuyết, tốt dưới mái hiên, hoặc cấu trúc giống như bãi đậu xe. Nhiên liệu cần lưu trữ trong các thùng chứa thích hợp không dùng gỗ, nhựa và các chất dễ bén lửa khác làm nơi lưu trữ nhiên liệu. Không sử dụng nhiên liệu xung quanh các nguồn phát tia lửa, chẳng hạn như một máy nước nóng, bếp nấu ăn hoặc máy phát điện. Máy phát điện Propan với loại nhiên liệu đặc biệt có thể tránh được vấn đề lưu trữ của nhiên liệu lỏng.

Thứ bảy: Thực hiện bảo trì thường xuyên. Bạn sẽ cần dịch vụ bảo trì máy phát điện mỗi năm một lần, phải thay đổi dầu, các bộ lọc, kiểm tra lỗi hư hỏng và sự mài mòn khác. Hướng dẫn sử dụng của bạn cung cấp thông tin chi tiết về cách cài đặt, sử dụng, bảo trì và thông tin về nhiên liệu máy phát điện. Hãy đọc nó một cách triệt để.

Phòng kỹ thuật
Công ty BĐS - Cơ Khí Rồng Việt
Website: www.Rovico.Vn

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

Cơ chế điều khiển tự động của Máy xây dựng

Rovico.Vn - Các cơ cấu điều khiển truyền thống trong xây dựng sẽ được tự động hóa, kết hợp công nghệ GPS. 

Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Tập đoàn TOPCON (Nhật Bản), Tổng Công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Việt Nam (VEIC) vừa tổ chức hội thảo quốc tế “Giới thiệu công nghệ điều khiển và công nghệ GPS của TOPCON cho máy công trình và máy xây dựng”. 


Hội thảo được tổ chức với mục đích tăng cường mối quan hệ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản, đưa quan hệ hợp tác về khoa học và công nghệ giữa hai nước lên tầm cao mới, tương xứng với quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Nhật Bản vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á; hướng đến xúc tiến chuyển giao các công nghệ mới tiên tiến trong lĩnh vực xây dựng của Nhật Bản ứng dụng vào các công trình xây dựng của Việt Nam, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về đảm bảo chất lượng, giá thành hợp lý; đẩy mạnh hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao.

Các sản phẩm thiết bị thi công công trình của TOPCON giới thiệu tại hội thảo lần này có ưu điểm là cơ cấu điều khiển truyền thống sẽ được tự động hóa, kết hợp công nghệ GPS. Đây là những sản phẩm có ứng dụng công nghệ mới nhất hiện nay, được sử dụng tại nhiều nước như: Mỹ, các nước Châu Âu, Nhật Bản và mang lại hiệu quả, chất lượng cao trong việc thiết kế, thi công xây dựng các công trình đường bộ cao tốc, sân bay, bến cảng, công trình thủy lợi, san lấp mặt bằng trong nông nghiệp,…

Công nghệ điều khiển và công nghệ GPS được áp dụng trong các dự án lớn và chiến lược, đặc biệt là những công trình xây dựng yêu cầu độ chính xác và an toàn cao. Hệ thống điều khiển máy (Machine Control System) cho phép người sử dụng điều khiển các nhà máy xây dựng trong những công trình lớn bằng công nghệ thông tin khi lắp đặt các máy quét laser, thiết bị thu nhận GPS, máy toàn đạc điện tử (Total Station) và Milimeter GPS, cùng với các thiết bị cảm ứng bên cạnh hệ thống điều khiển thủy lực.


Hội thảo là cơ hội tốt giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực khoa học công nghệ, xây dựng, giao thông vận tải, công nghệ thông tin… của Việt Nam tìm hiểu về công nghệ mới của Nhật Bản, đồng thời xem xét, so sánh, đánh giá hiệu quả của các thiết bị công trình đang sử dụng trong thực tế và thiết bị thi công có ứng dụng công nghệ tiên tiến của Nhật Bản. 

Từ đó, có những xúc tiến hợp tác về ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao vào các dự án trọng điểm trong tương lai gần tại Việt Nam. Cụ thể là các hoạt động như đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, các hỗ trợ, hợp tác khác để đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về sản phẩm công nghệ định vị và công nghệ điều khiển trong khu vực và toàn cầu.

Phòng kỹ thuật
Công ty BĐS - Cơ Khí Rồng Việt
Website: www.Rovico.Vn

Thứ Năm, 19 tháng 7, 2012

Nguyên lý hoạt động của trạm trộn bê tông tự động

Theo yêu cầu mac, khối lượng và số mẻ bê tông, ta đưa các dữ liệu đó nhập vào chương trình máy tính và khởi động cho trạm hoạt động.


Đầu tiên hệ thống định lượng sẽ hoạt động, thực hiện đồng thời ba cân: cân cốt liệu, cân xi, cân nước và phụ gia:

- Cân cốt liệu được thực hiện theo nguyên tắc cộng dồn: Đầu tiên mở cửa xả bunke chứa đá1, khi đã cân đủ  thì đóng cửa xả boongke đá 1 đồng thời mở cửa boongke cát, khi đã cân đủ  thì đóng cửa xả boongke cát đồng thời mở cửa boongke đá 2. Quá trình này được tiếp tục cho tới khi cân xong các thành phần cốt liệu.

- Cân xi măng: Mở cửa xả đáy Silo chứa xi măng, xi măng theo vít tải vận chuyển đổ vào thùng cân. Khi cân đủ xi măng thì vít tải dừng lại.

- Cân nước và phụ gia: Nước được bơm vào thùng cân nước sau đó cân đến phụ gia.
 
Sau khi đã định lượng xong, cối trộn quay . Skíp trở liệu lên cối trộn, (trong trường hợp cối trộn còn bê tông hoặc cửa xả cối trộn chưa đóng thì hệ thống điều khiển sẽ không cho skíp làm việc). 

Khi skip lên tới vị trí xả cốt liệu thì cốt liệu được xả vào thùng trộn, đồng thời xả xi măng. Khi xả xong cốt liệu skíp sẽ về vị trí khung cân để thực hiện mẻ tiếp theo, đồng thời xả nước, phụ gia. 

Thời gian trộn cưỡng bức khoảng 30- 45 s. Sau thời gian trộn hỗn hợp bê tông được xả vào xe chuyên trở. Khi xả hết cối trộn đóng lại và hệ thống điều khiển tiếp tục thực hiện mẻ trộn tiếp theo.


Phòng kỹ thuật
Công ty BĐS - Cơ Khí Rồng Việt
Website: www.Rovico.Vn

Kiến thức cần biết về Máy xúc

Máy xúc, còn gọi là máy đào, là một loại máy móc cơ giới sử dụng đa năng, chủ yếu dùng trong xây dựng - khai khoáng. Máy xúc là một loại máy đào một gầu, có thể coi là "xẻng máy", dùng một cơ cấu tay cần gắn liền với gầu đào, thực hiện thao tác đào, xúc, múc, đổ đất đá rời hay liền thổ và các loại khoáng sản, vật liệu xây dựng


Trong xây dựng, máy xúc là một loại máy xây dựng chính trong công tác đất, ngoài ra nó còn tham gia vào các công tác giải phóng mặt bằng, phá dỡ công trình, bốc xếp vận chuyển vật liệu.

Máy xúc là loại thiết bị nặng gồm có một tay cần, gầu đào và ca-bin gắn trên một mâm quay.

MÁY LU - XE LU

Máy lu hay còn gọi là xe lu, xe hủ lô, lu là một máy được sử dụng để đầm nén đất, cấp phối và vật liệu làm đường, trong công việc làm sân, đường, sân bay .

Nó phục vụ thi công các công trình phát triển cơ sở hạ tầng khác có nhu cầu đầm nén.
Các máy lu thường có một hoặc hai ống trụ và có khối lượng lớn, để các ống trụ nén với lực lớn, nhờ vào lực hấp dẫn của Trái Đất, lên bề mặt đất đá hay vật liệu; khiến các mảnh vật liệu được tách nhỏ, phân phối đều, nén chặt, phẳng mịn. Một số máy có ống trụ rung để tác động rải vật liệu hiệu quả.

Thi công đất bằng máy ủi

Máy là loại máy thi công công tác san đất. Nó có thể đào đất và đắp đất với độ sâu đào và chiều cao đắp khoảng 1 ÷ 1,5 m, nhưng không quá 2 m. Đồng thời nó có thể vận chuyển đất đi với khoảng cách tối đa khoảng 100 ÷ 180 m, thuộc vào loại máy san có cự ly vận chuyển trung bình.

Cự ly vận chuyển đất thích hợp và hiệu quả nhất là khoảng 25 ÷ 100 m. Máy ủi thích hợp công tác với các loại đất cấp I, II, III. Còn nếu phải công tác đất cấp IV thì cần phải làm tơi trước bằng các loại máy đào khác, trong trường hợp này chủ yếu máy ủi làm nhiệm vụ vận chuyển và đắp đất. Khi vận chuyển đất máy ủi có thể leo dốc với độ dốc nhỏ khoảng 10-20 % (máy ủi không nên leo dốc có độ dốc quá 30 %).

Chúng tôi chuyên: Nhập khẩu, kinh doanh máy xây dựng - Xe cơ giới .

DỊCH VỤ NHẬP KHẨU XE THEO YÊU CẦU KHÁCH HÀNG

Mô tả dịch vụ:

Chúng tôi sẽ thực hiện việc nhập khẩu xe về Việt Nam và giao xe theo yêu cầu của quí khách.

Các loại máy nhập khẩu:
  • Xe đào bánh xích, bánh lốp: Komatsu, Kobelco, Hitachi,... từ 0.4 đến 1.6m3
  • Xe ủi bánh xích, bánh lốp: Komatsu, Caterpillar từ D2 đến D6
  • Xe lu Sakai, Dynapac, Bomag, Vibromax, Ingersoll-Rand,
  • Xe xúc Komatsu: D3, D4, D5, D6...
Lợi ích:
  • Máy móc được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài
  • Mua hàng với giá gốc, nhanh chóng, không qua trung gian, không mất nhiều thời gian.
  • Được cung cấp đầy đủ thông tin, hình ảnh và mô tả hàng hóa trước khi đặt cọc.
  • Tư vấn lựa chọn máy phù hợp với yêu cầu công việc.
  • Có chính sách giá dành cho nhà phân phối mua bán lại với số lượng nhiều. 
Phòng kỹ thuật
Công ty BĐS - Cơ Khí Rồng Việt
Website: www.Rovico.Vn

Thứ Hai, 16 tháng 7, 2012

Sản xuất Máy trộn bê tông thân thiện với môi trường

Máy trộn bê tông mang thương hiệu Rồng Việt là loại máy trộn bê tông rất thân thiện với môi trường. Các kỹ sư đã thiết kế ra những mẫu máy trộn mới mang màu sắc xanh rất đẹp mắt và mang hàm ý là bảo vệ môi trường. Máy trộn bê tông được sản xuất trên dây truyền công nghệ hiện đại, nó giúp giảm tiếng ồn, tiêu hao ít năng lượng, giúp tiết kiệm chi phí nhân công...




Quý vị có thể đến xưởng sản xuất công ty tại 109 QL1A - P. Thạnh Xuân - Q. 12 - Tp. HCM để xem các mẫu máy trộn bê tông thân thiện với môi trường.

Phòng kỹ thuật
Công ty BĐS - Cơ Khí Rồng Việt
Website: www.Rovico.Vn

Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012

An toàn, vệ sinh lao động trong công tác xây và sử dụng giàn giáo

Nguyên nhân gây tai nạn trong công tác xây

- Khối xây bị đổ do: Vữa xây không đảm bảo chất lượng về độ dính và cường độ chịu lực; 

- Vi phạm quy tắc kỹ thuật xây: Đặt gạch sai, trùng mạch nhiều, mạch vữa không no, tường xây bị thu hoặc lả, xây quá chiều cao đợt xây, xây tường 11 quá dài mà không bổ trụ; tường mới xây bị mưa to trôi hết vữa.

- Người ngã từ trên cao do khi vận chuyển vật liệu, làm việc trên cao không bố trí các phương tiện làm việc trên cao vững chắc an toàn như giáo ngoài, giáo ghế, sàn thao tác không có lan can.


- Vi phạm quy tắc an toàn khi chuyển vật liệu đến chỗ làm việc: Tung gạch lên cao, hoặc đổ vật liệu ồ ạt từ trên cao xuống dưới đất.

- Vật liệu, dụng cụ từ trên cao rơi xuống do ở phía trên chỗ làm việc hoặc lối người qua lại phía dưới không có sàn hoặc lưới đỡ bảo vệ.

- Công nhân vi phạm nội quy an toàn lao động và kỹ thuật lao động: Đi đứng, làm việc trên đỉnh tường, làm việc trên cao chỗ nguy hiểm không đeo dây an toàn. Chất quá nhiều vật liệu trên sàn thao tác.

Biện pháp an toàn lao động trong công tác xây

* Khi xây móng

Trước khi xây móng phải kiểm tra tình trạng vách đất, hệ thống chống đỡ vách đất (nếu có) xem có dấu hiệu gì mất an toàn phải khắc phục ngay. Đặc biệt chú ý hố đào ở nơi đất tơi xốp, đất ẩm ướt, gần đường giao thông chịu tác động của xe cộ. 

Kiểm tra xem trên mép bờ hố móng đất đào, vật liệu xây và thiết bị thi công có thể làm sạt lở vách đất không. Kiểm tra xem trên mép bờ hố móng đất đào, vật liệu xây và thiết bị thi công có thể làm sạt lở vách đất không. Dọc theo hố móng phải chừa một dải đất trống ít nhất 0,5m, trên đó không được chất vật liệu và máy móc thi công.


Đưa gạch xuống hố móng bằng ván trượt, đưa vữa bằng ván nghiêng.

- Khi thi công nếu hố móng bị ngập do mưa hoặc nước ngầm phải có biện pháp
thoát nước, khi cạn nước mới thi công tiếp.

- Khi lấp đất hố móng phải lấp đều 2 bên, lấp đến đâu đầm đến đó.

* Khi xây tường

- Trước khi xây tường phải kiểm tra xem xét tình trạng của móng hoặc phần tường đã xây trước cũng như tình trạng các phương tiện làm việc trên cao như: Giàn giáo, kiểm tra việc sắp xếp bố trí vật liệu và vị trí người công nhân làm việc trên sàn thao tác có ảnh hưởng không.

- Khi xây tường cao dưới 7m phải làm rào ngăn ở phía người dọc theo chu vi công trình cách tường 1,5m để phòng ngừa dụng cụ vật liệu rơi xuống đầu người.

- Phải che chắn những lỗ tường từ tầng 2 trở lên nếu lỗ đó người chui qua được.

- Không đứng trên mặt tường để xây, không dựa thang vào tường mới xây để lên xuống.

- Khi đưa vật liệu lên cao phải dùng các thiết bị nâng như thăng tải, tời, cần trục.

- Không ném gạch, dụng cụ từ trên cao xuống đất.

- Trang bị các phương tiện phòng hộ lao động như giầy, mũ nhựa, dây an toàn, găng tay, ủng đầy đủ cho công nhân.

- Không đổ mùn rác xây dựng bừa bãi xuống đất, nhất là trong khu dân cư làm ô nhiễm môi trường. Mùn rác xây dựng phải được tập trung một chỗ để chuyển ra bãi rác thải quy định.

- Công nhân làm việc với xi măng hoặc sàng cát phải đeo khẩu trang để tránh hít bụi ảnh hưởng đến sức khỏe của họ.

- Thường xuyên phổ biến nội quy về an toàn lao động và kỷ luật lao động cho công nhân, có sổ theo dõi các buổi tập huấn về an toàn và vệ sinh lao động cho công nhân.

- Công nhân làm việc trên cao phải đảm bảo sức khỏe tốt, không bị chóng mặt.

- Cấm dùng bia rượu trong khi làm việc.

- Giàn giáo phải được lắp đặt chắc chắn, giằng giữ ổn định, có lan can bảo vệ. Cấm kê các cột chống giàn giáo bằng gạch hoặc đá.

Phòng kỹ thuật
Công ty BĐS - Cơ Khí Rồng Việt
Website: www.Rovico.Vn

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

Trạm trộn bê tông nhựa những điều cần biết

Trạm trộn bê tông nhựa là một loại thiết bị dùng để sản xuất bê tông nhựa thông qua quá trình trộn và gia nhiệt các loại đá khoáng sản, cốt liệu (bột đá/đá dăm), chất kết dính (thường là bitum, trong vài trường hợp là hắc ín) và có thể có các chất phụ gia khác. Toàn bộ trình tự quá trình phức tạp này được thực hiện thông qua một trung tâm điều khiển, với công suất khoảng 80 đến 320 tấn mỗi giờ.

Quy trình sản xuất

Về cơ bản có hai quy trình sản xuất:

Sản xuất liên tục: quá trình pha trộn diễn ra liên tục (không nghỉ). Các thành phần nguyên liệu được bổ sung liên tục vào quá trình trộn. Phương pháp này đặc biệt thích hợp kiểu trạm có dạng nhà máy.

Sản xuất gián đoạn (chu kỳ): các thành phần nguyên liệu được tính toán số lượng và cho vào máy trộn cùng 1 lượt. Phương pháp này linh hoạt hơn bởi vì nó cho phép thay đổi công thức hỗn hợp, hỗn hợp đạt được có chất lượng cao và có thể tùy chỉnh được thời gian pha và chu kỳ trộn.

Các loại trạm trộn bê tông nhựa

Trạm được xây dựng dạng nhà máy có kết cấu bê tông: loại trạm này có năng suất sản xuất cao có thể phân phối cho các công trình lớn như đường cao tốc hay các khu công nghiệp của các thành phố lớn, một số trạm dạng này có thể được xây dựng tại các khu mỏ khai thác đá để giảm chi phí vận chuyển nguyên vật liệu.


Loại trạm dễ dàng di chuyển và lắp đặt, có kết cấu khung thép: loại trạm này cung cấp bê tông nhựa tại chỗ theo từng giai đoạn cho các công trình ví dụ như xây dựng đường cao tốc. Khi hoàn thành giai đoạn thi công thì có thể tháo rời và di chuyển đến nơi khác.

Loại trạm có gắn bánh xe: thường được sử dụng khi công trình có quy mô nhỏ, ví dụ như ở các vùng nông thôn xa xôi, trạm gắn với 1 xe tải có thể di chuyển dễ dàng.

Cấu tạo

Trạm trộn bê tông nhựa thường gồm nhiều mô-đun với các tính năng cơ bản khác biệt:

  • Hệ thống định lượng nguyên vật liệu.
  • Máy sấy khô vật liệu khoáng.
  • Thiết bị lọc bụi.
  • Bộ phận gia nhiệt (đốt nóng).
  • Silô lưu trữ đá cốt liệu (giữ ở nhiệt độ cao)
  • Mô-đun trộn.
  • Kho lưu trữ hỗn hợp thành phẩm, kể cả những xe tải có bồn xoay để vận chuyển.
  • Kho lưu trữ cốt liệu.
  • Bồn chứa cho chất kết dính (hệ thống bồn chứa bitum)


Phòng kỹ thuật
Công ty BĐS - Cơ Khí Rồng Việt
Website: www.Rovico.Vn