Theo thống kê mới đây của Bộ Xây dựng số lượng chung cư cao tầng trên cả nước ngày càng tăng và chiếm một tỉ lệ đáng kể trong cơ cấu về diện tich nhà ở.
Tại Hà Nội, nhà chung cư chiếm tỉ lệ tới 16,64%, thành phố Hồ Chí Minh là 6,13%, Hải Phòng 5,8% và Đà Nẵng là 2,1%. Tỉ lệ nhà chung cư tại các đô thị trên cả nước đạt khoảng 3,72% tổng diện tích nhà ở.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia trên thực tế tỉ lệ này còn có thể cao hơn nhiều so với số liệu thống kê. Đặc điểm chung của nhà chung cư cao tầng là số lượng người đông, công năng sử dụng phức tạp, tập chung nhiều chất cháy. Do vậy, nguy cơ xảy ra cháy là rất cao.
Vì vậy, chúng ta cần trang bị cho mình những kiến thức để thoát hiểm khi chung cư xảy ra những sự cố không lường trước được.
Thoát hiểm bằng cầu thang bộ
Khi nhận được tín hiệu báo cháy thì nhanh chóng báo cho mọi người biết, và yêu cầu mọi người thoát nạn cùng.
Khi chạy từ trong nhà ra cửa, hãy chạm tay vào cửa trước (nếu cửa nóng thì ngọn lửa đang cháy gần nhà chúng ta), nếu cửa không nóng thì hay mở ra (lưu ý: khi mở cửa nên đứng nép vào một bên).
Khi vào trong thang bộ thoát nạn, nếu ta thấy có khói từ dưới bốc lên nhiều mà chúng ta không thể thoát thân được nữa thì dùng một vật dụng bằng vải nhúng vào nước. Nhanh chóng dùng một tay bịt mũi, một tay bám sát vào thành lan can, hạ thấp người xuống thoát nạn.
Khi thoát nạn ra khỏi nhà cao tầng tuyệt đối không được sử dụng thang máy, lối thoát chính cho người trong nhà cao tầng là các cầu thang đi bộ xuống mặt đất.
Thoát hiểm bằng dây cứu hộ
Nếu chúng ta cảm giác thấy lửa rất nhiều không thể thoát thân được thì nhanh chóng đóng cửa lại, dùng một vật bằng vải nhúng vào nước che vào các khe hở cánh cửa (hạn chế khói độc vào trong). Và nhanh chóng chạy tiến về lan can để thoát nạn.
Khi chạy ra ngoài lan can, nhanh chóng dùng những vật dụng của tòa nhà để thoát nạn. Nếu có thang dây thì dùng để thoát nạn, nếu không nhanh chóng dùng dây cứu người để thoát nạn. Buộc chắc chắn một đầu dây, sau đó rời khỏi khu vực để thoát nạn.
Thoát hiểm bằng dây cứu người hạ chậm
Ngoài hai cách thoát hiểm trên, hiện nay trên thị trường còn phổ biến thiết bị dây cứu người hạ chậm. Gồm bộ phận thứ nhất là một cuộn dây, cuộn dây này có tác dụng thả dây lần lượt từ trên cao xuống.
Bộ phận thứ hai rất quan trọng, đó là chốt để hãm dây. Nó được móc vào các cấu kiện xây dựng của các tòa nhà, cuối cùng là dây bảo hiểm có thể giúp đảm bảo an toàn cho chúng ta trong quá trình hạ từ trên cao xuống.
Khi thoát hiểm chúng ta quàng dây bảo hiểm qua vai, áp vào vùng nách, sau đó lấy hai tay bám chặt vào khu vực nối chốt giữa dây bảo hiểm và dây hãm (để tránh xây xát da tay có thể dùng gang tay hoặc vải mềm). Khi di chuyển từ trên cao xuống cần chậm rãi, nhẹ nhàng. Lúc đã xuống đất an toàn thì người ở trên có thể kéo dây lại và tiếp tục thoát nạn.
Thiết bị này không nên cất kín trong nhà, mà nên để cố định ở lan can, ban công để có thể dễ dàng thoát hiểm. Lưu ý, điểm chốt hãm của cuộn dây phải chắc chắn như vậy mới đảm bảo độ an toàn.
Thoát hiểm nhờ lực lượng hỗ trợ
Nếu tòa nhà không có những phương tiện phục vụ công tác thoát nạn, thì nhanh chóng tìm nơi thoáng mát để chờ lực lượng cứu hộ. Khi ra ngoài lan can, chúng ta cần dùng những vật có màu sắc nổi bật báo hiệu cho lực lượng cứu hộ biết.
Lực lượng cứu hộ xuất hiện sẽ sử dụng những biện pháp nghiệp vụ như xe thang cứu hộ và đệm hơi cứu hộ...
Tình trạng cháy nổ tại các khu chung cư hay nhà cao tầng hiện nay vẫn là vấn đề nhức nhối trong xã hội. Nếu bạn là người sinh sống ở căn hộ chung cư, thì ngay hôm nay bạn nên bỏ ra chút ít thời gian để tìm hiểu những phương pháp thoát hiểm khi sống ở các tòa nhà cao tầng.
Trên thực tế thì hiện nay đã có không ít các vụ hỏa hoạn xảy ra ở các tòa chung cư, đó thực sự đang là một vấn đề khiến cho nhiều người dân tại các tòa chung cư phải sống trong cảnh lo lắng và sợ hãi.
Tại Hà Nội, nhà chung cư chiếm tỉ lệ tới 16,64%, thành phố Hồ Chí Minh là 6,13%, Hải Phòng 5,8% và Đà Nẵng là 2,1%. Tỉ lệ nhà chung cư tại các đô thị trên cả nước đạt khoảng 3,72% tổng diện tích nhà ở.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia trên thực tế tỉ lệ này còn có thể cao hơn nhiều so với số liệu thống kê. Đặc điểm chung của nhà chung cư cao tầng là số lượng người đông, công năng sử dụng phức tạp, tập chung nhiều chất cháy. Do vậy, nguy cơ xảy ra cháy là rất cao.
Vì vậy, chúng ta cần trang bị cho mình những kiến thức để thoát hiểm khi chung cư xảy ra những sự cố không lường trước được.
Thoát hiểm bằng cầu thang bộ
Khi nhận được tín hiệu báo cháy thì nhanh chóng báo cho mọi người biết, và yêu cầu mọi người thoát nạn cùng.
Khi chạy từ trong nhà ra cửa, hãy chạm tay vào cửa trước (nếu cửa nóng thì ngọn lửa đang cháy gần nhà chúng ta), nếu cửa không nóng thì hay mở ra (lưu ý: khi mở cửa nên đứng nép vào một bên).
Khi vào trong thang bộ thoát nạn, nếu ta thấy có khói từ dưới bốc lên nhiều mà chúng ta không thể thoát thân được nữa thì dùng một vật dụng bằng vải nhúng vào nước. Nhanh chóng dùng một tay bịt mũi, một tay bám sát vào thành lan can, hạ thấp người xuống thoát nạn.
Khi thoát nạn ra khỏi nhà cao tầng tuyệt đối không được sử dụng thang máy, lối thoát chính cho người trong nhà cao tầng là các cầu thang đi bộ xuống mặt đất.
Thoát hiểm bằng dây cứu hộ
Nếu chúng ta cảm giác thấy lửa rất nhiều không thể thoát thân được thì nhanh chóng đóng cửa lại, dùng một vật bằng vải nhúng vào nước che vào các khe hở cánh cửa (hạn chế khói độc vào trong). Và nhanh chóng chạy tiến về lan can để thoát nạn.
Khi chạy ra ngoài lan can, nhanh chóng dùng những vật dụng của tòa nhà để thoát nạn. Nếu có thang dây thì dùng để thoát nạn, nếu không nhanh chóng dùng dây cứu người để thoát nạn. Buộc chắc chắn một đầu dây, sau đó rời khỏi khu vực để thoát nạn.
Thoát hiểm bằng dây cứu người hạ chậm
Ngoài hai cách thoát hiểm trên, hiện nay trên thị trường còn phổ biến thiết bị dây cứu người hạ chậm. Gồm bộ phận thứ nhất là một cuộn dây, cuộn dây này có tác dụng thả dây lần lượt từ trên cao xuống.
Bộ phận thứ hai rất quan trọng, đó là chốt để hãm dây. Nó được móc vào các cấu kiện xây dựng của các tòa nhà, cuối cùng là dây bảo hiểm có thể giúp đảm bảo an toàn cho chúng ta trong quá trình hạ từ trên cao xuống.
Khi thoát hiểm chúng ta quàng dây bảo hiểm qua vai, áp vào vùng nách, sau đó lấy hai tay bám chặt vào khu vực nối chốt giữa dây bảo hiểm và dây hãm (để tránh xây xát da tay có thể dùng gang tay hoặc vải mềm). Khi di chuyển từ trên cao xuống cần chậm rãi, nhẹ nhàng. Lúc đã xuống đất an toàn thì người ở trên có thể kéo dây lại và tiếp tục thoát nạn.
Thiết bị này không nên cất kín trong nhà, mà nên để cố định ở lan can, ban công để có thể dễ dàng thoát hiểm. Lưu ý, điểm chốt hãm của cuộn dây phải chắc chắn như vậy mới đảm bảo độ an toàn.
Thoát hiểm nhờ lực lượng hỗ trợ
Nếu tòa nhà không có những phương tiện phục vụ công tác thoát nạn, thì nhanh chóng tìm nơi thoáng mát để chờ lực lượng cứu hộ. Khi ra ngoài lan can, chúng ta cần dùng những vật có màu sắc nổi bật báo hiệu cho lực lượng cứu hộ biết.
Lực lượng cứu hộ xuất hiện sẽ sử dụng những biện pháp nghiệp vụ như xe thang cứu hộ và đệm hơi cứu hộ...
Tình trạng cháy nổ tại các khu chung cư hay nhà cao tầng hiện nay vẫn là vấn đề nhức nhối trong xã hội. Nếu bạn là người sinh sống ở căn hộ chung cư, thì ngay hôm nay bạn nên bỏ ra chút ít thời gian để tìm hiểu những phương pháp thoát hiểm khi sống ở các tòa nhà cao tầng.
Trên thực tế thì hiện nay đã có không ít các vụ hỏa hoạn xảy ra ở các tòa chung cư, đó thực sự đang là một vấn đề khiến cho nhiều người dân tại các tòa chung cư phải sống trong cảnh lo lắng và sợ hãi.
Công ty Sản Xuất Máy Và Thiết Bị Xây Dựng RỒNG VIỆT
Trụ sở: Tòa nhà Châu Á - 68B Nguyễn Văn Trỗi – P. 8 – Q. Phú Nhuận – TP. HCM
Xưởng SX: 109 QL1A – P. Thạnh Xuân – Q. 12 – TP. HCM
Hotline: 0973 620 668 (Ms Thu) / 0923 079 779 (PKD)
Website: www.ROVICO.vn – www.MayXayDungRongViet.com
Hoạt động: www.MayXayDungRongViet.wordpress.com
Youtube: www.youtube.com/RongVietCo
Fans Page: www.facebook.com/MayXayDungRongViet
0 nhận xét:
Đăng nhận xét