Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

Thị trường máy xây dựng đang bị bỏ ngõ

Máy xây dựng là nhóm máy phục vụ cho công tác xây dựng cơ bản. Có thể chia máy xây dựng làm nhiều nhóm như nhóm máy nâng, nhóm máy làm đất, nhóm máy gia cố nền móng, máy sản xuất vật liệu và cấu kiện xây dựng, máy thiết bị chuyên dùng, máy làm đường, máy thiết bị hoàn thiện... 

Thị trường máy xây dựng đang bị bỏ ngõ

Máy xúc đào Caterpillar của Mỹ

Máy xây dựng là nhóm máy phục vụ cho công tác xây dựng cơ bản. Có thể chia máy xây dựng làm nhiều nhóm như nhóm máy nâng, nhóm máy làm đất, nhóm máy gia cố nền móng, máy sản xuất vật liệu và cấu kiện xây dựng, máy thiết bị chuyên dùng, máy làm đường, máy thiết bị hoàn thiện... Đặc điểm chung của các loại máy này đều có nguồn động cơ và nguồn động lực. Các loại máy xây dựng có kích cỡ lớn, khối lượng thép rất nặng nên phí vận chuyển cao dẫn đến giá bán rất đắt. Một chiếc cần trục của Đức hoặc của Nhật ngoài động cơ ra, trọng lượng còn lại hầu hết là thép nhưng ta phải mua đến gần 4 tỷ đồng. Chiếc cần cẩu 600 tấn dùng để lắp bao hơi, tua bin, máy phát ở các nhà máy nhiệt điện đốt than lên đến gần 12 tỷ đồng, chiếc máy nghiền đứng xi măng cũng lên đến hơn 10 tỷ đồng...

Theo ông Võ Quang Diệm - Vụ phó Vụ VLXD (Bộ Xây dựng), ước tính mỗi năm chúng ta phải bỏ ra từ 2 - 3 tỷ USD để nhập các loại máy xây dựng. Tuy nhiên, việc quản lý máy xây dựng lại chưa đi vào một mối, chưa phân rõ trách nhiệm cơ quan quản lý. Lâu nay việc quản lý, kiểm tra các loại máy xây dựng thuộc trách nhiệm của Bộ GTVT và Bộ KHCN, trong khi đó máy xây dựng lại tập trung nhiều nhất ở Bộ Xây dựng và Bộ NN&PTNT. Điều này bất hợp lý bởi thế mạnh của Bộ GTVT tập trung chủ yếu vào lĩnh vực xe tải, xe khách, xe con, còn thị trường máy xây dựng lại chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức.

Ông Vũ Liêm Chính - Trưởng bộ môn Máy xây dựng, Trường ĐH Xây dựng Hà Nội cho biết: Do có chung một nguyên lý hoạt động, cụm chi tiết, cấu tạo, tự động hoá nên các máy xây dựng có những tính năng, tác dụng như nhau. Nhiều loại máy xây dựng như máy ủi, máy xúc, cần trục, thang máy... chúng ta hoàn toàn có khả năng sản xuất được phần kết cấu thép, thậm chí sản xuất nguyên chiếc. Tuy nhiên, cho đến nay, ngoài một vài DN sản xuất thiết bị nâng, xe tải nặng theo đòi hỏi cục bộ của thị trường, thị trường máy xây dựng trong nước vẫn còn bỏ trống. Gần như 100% máy xây dựng ở Việt Nam là nhập ngoại. Đây là một sự lãng phí rất lớn, không chỉ về ngoại tệ, chất xám mà các DN cơ khí trong nước cũng không phát triển được.

Một điều đáng nói nữa là, trong khi thị trường máy xây dựng đa dạng và sôi động như vậy thì các Cty thuê mua tài chính lại không phát triển và chưa trở thành địa chỉ hấp dẫn của các DN trong lĩnh vực thuê mua máy xây dựng. Ông Lê Văn Quế - Chủ tịch HĐQT TCty Sông Đà, một trong những DN sở hữu nhiều máy xây dựng nhất nước ta cho biết: Để thi công các dự án thuỷ điện, nhất là các nhà máy thuỷ điện có công suất lớn, hàng năm TCty Sông Đà phải đầu tư trên dưới 3.000 tỷ đồng để nhập các loại xe tải nặng, máy móc thi công, đặc biệt là các cần cẩu có sức nâng lớn. Tuy nhiên, việc đầu tư mua thiết bị mới rẻ hơn rất nhiều so với đi thuê thiết bị của các Cty bởi thủ tục rườm rà, nhiêu khê và phí vận chuyển rất cao. Đó là chưa nói đến các Cty thuê mua tài chính và các đại lý hoạt động trong lĩnh vực này nhiều khi chỉ là môi giới ăn hoa hồng.

Ông Phạm Hùng - Tổng giám đốc TCty Lilama, DN chuyên lắp đặt các thiết bị siêu trường siêu trọng với những cần cẩu có sức nâng lớn, tay với dài cũng cho rằng, các Cty thuê mua tài chính chưa đáp ứng được nhu cầu của các DN xây lắp lớn. Chính vì lẽ đó mà không ít DN chẳng ngại ngần bỏ ra một số ngoại tệ rất lớn mua thiết bị, máy móc cho riêng mình và nhiều thiết bị, máy móc chỉ dùng một vài lần hoặc một vài năm rồi đắp chiếu để đấy.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, hiện tại các loại máy xây dựng nhập vào trong nước lớn hơn rất nhiều so với nhu cầu thực tế. Nhiều nơi như Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương... xuất hiện hàng loạt các bãi bán các loại máy xây dựng, xe tải nặng với giá phải chăng nhưng các "thượng đế" đến đây hầu hết chỉ là các DN tư nhân.

Gần đây, Chiến lược phát triển cơ khí trọng điểm của Chính phủ có đề cập đến lĩnh vực xe tải nặng, chế tạo cơ khí cho các dự án xi măng, thuỷ điện... trong khi thị trường máy xây dựng rất lớn và đa dạng lại chưa được nhắc đến. Thực tế trên cho thấy, Nhà nước cần sớm có chiến lược đầu tư lâu dài và có chính sách ưu đãi về vốn cho các DN cơ khí để họ yên tâm đầu tư vào các dự án chế tạo máy xây dựng. Bởi một số DN của ngành Xây dựng như Lilama, Coma, Licogi đang nghiên cứu thiết kế, chế tạo các sản phẩm như máy xúc, cần cẩu tháp, thang máy... nhưng lại gặp khó khăn về vốn, thị trường và công nghệ.

Thị trường máy xây dựng đang bị bỏ ngỏ

Máy xúc lật komatsu Nhật

Máy xây dựng là nhóm máy phục vụ cho công tác xây dựng cơ bản. Có thể chia máy xây dựng làm nhiều nhóm như nhóm máy nâng, nhóm máy làm đất, nhóm máy gia cố nền móng, máy sản xuất vật liệu và cấu kiện xây dựng, máy thiết bị chuyên dùng, máy làm đường, máy thiết bị hoàn thiện... Đặc điểm chung của các loại máy này đều có nguồn động cơ và nguồn động lực. Các loại máy xây dựng có kích cỡ lớn, khối lượng thép rất nặng nên phí vận chuyển cao dẫn đến giá bán rất đắt. Một chiếc cần trục của Đức hoặc của Nhật ngoài động cơ ra, trọng lượng còn lại hầu hết là thép nhưng ta phải mua đến gần 4 tỷ đồng. Chiếc cần cẩu 600 tấn dùng để lắp bao hơi, tua bin, máy phát ở các nhà máy nhiệt điện đốt than lên đến gần 12 tỷ đồng, chiếc máy nghiền đứng xi măng cũng lên đến hơn 10 tỷ đồng...

Theo ông Võ Quang Diệm - Vụ phó Vụ VLXD (Bộ Xây dựng), ước tính mỗi năm chúng ta phải bỏ ra từ 2 - 3 tỷ USD để nhập các loại máy xây dựng. Tuy nhiên, việc quản lý máy xây dựng lại chưa đi vào một mối, chưa phân rõ trách nhiệm cơ quan quản lý. Lâu nay việc quản lý, kiểm tra các loại máy xây dựng thuộc trách nhiệm của Bộ GTVT và Bộ KHCN, trong khi đó máy xây dựng lại tập trung nhiều nhất ở Bộ Xây dựng và Bộ NN&PTNT. Điều này bất hợp lý bởi thế mạnh của Bộ GTVT tập trung chủ yếu vào lĩnh vực xe tải, xe khách, xe con, còn thị trường máy xây dựng lại chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức.

Ông Vũ Liêm Chính - Trưởng bộ môn Máy xây dựng, Trường ĐH Xây dựng Hà Nội cho biết: Do có chung một nguyên lý hoạt động, cụm chi tiết, cấu tạo, tự động hoá nên các máy xây dựng có những tính năng, tác dụng như nhau. Nhiều loại máy xây dựng như máy ủi, máy xúc, cần trục, thang máy... chúng ta hoàn toàn có khả năng sản xuất được phần kết cấu thép, thậm chí sản xuất nguyên chiếc. Tuy nhiên, cho đến nay, ngoài một vài DN sản xuất thiết bị nâng, xe tải nặng theo đòi hỏi cục bộ của thị trường, thị trường máy xây dựng trong nước vẫn còn bỏ trống. Gần như 100% máy xây dựng ở Việt Nam là nhập ngoại. Đây là một sự lãng phí rất lớn, không chỉ về ngoại tệ, chất xám mà các DN cơ khí trong nước cũng không phát triển được.

Một điều đáng nói nữa là, trong khi thị trường máy xây dựng đa dạng và sôi động như vậy thì các Cty thuê mua tài chính lại không phát triển và chưa trở thành địa chỉ hấp dẫn của các DN trong lĩnh vực thuê mua máy xây dựng. Ông Lê Văn Quế - Chủ tịch HĐQT TCty Sông Đà, một trong những DN sở hữu nhiều máy xây dựng nhất nước ta cho biết: Để thi công các dự án thuỷ điện, nhất là các nhà máy thuỷ điện có công suất lớn, hàng năm TCty Sông Đà phải đầu tư trên dưới 3.000 tỷ đồng để nhập các loại xe tải nặng, máy móc thi công, đặc biệt là các cần cẩu có sức nâng lớn. Tuy nhiên, việc đầu tư mua thiết bị mới rẻ hơn rất nhiều so với đi thuê thiết bị của các Cty bởi thủ tục rườm rà, nhiêu khê và phí vận chuyển rất cao. Đó là chưa nói đến các Cty thuê mua tài chính và các đại lý hoạt động trong lĩnh vực này nhiều khi chỉ là môi giới ăn hoa hồng.

Ông Phạm Hùng - Tổng giám đốc Công ty Lilama, DN chuyên lắp đặt các thiết bị siêu trường siêu trọng với những cần cẩu có sức nâng lớn, tay với dài cũng cho rằng, các Cty thuê mua tài chính chưa đáp ứng được nhu cầu của các DN xây lắp lớn. Chính vì lẽ đó mà không ít DN chẳng ngại ngần bỏ ra một số ngoại tệ rất lớn mua thiết bị, máy móc cho riêng mình và nhiều thiết bị, máy móc chỉ dùng một vài lần hoặc một vài năm rồi đắp chiếu để đấy.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, hiện tại các loại máy xây dựng nhập vào trong nước lớn hơn rất nhiều so với nhu cầu thực tế. Nhiều nơi như Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương... xuất hiện hàng loạt các bãi bán các loại máy xây dựng, xe tải nặng với giá phải chăng nhưng các "thượng đế" đến đây hầu hết chỉ là các DN tư nhân.

Gần đây, Chiến lược phát triển cơ khí trọng điểm của Chính phủ có đề cập đến lĩnh vực xe tải nặng, chế tạo cơ khí cho các dự án xi măng, thuỷ điện... trong khi thị trường máy xây dựng rất lớn và đa dạng lại chưa được nhắc đến. Thực tế trên cho thấy, Nhà nước cần sớm có chiến lược đầu tư lâu dài và có chính sách ưu đãi về vốn cho các DN cơ khí để họ yên tâm đầu tư vào các dự án chế tạo máy xây dựng. Bởi một số DN của ngành Xây dựng như Lilama, Coma, Licogi đang nghiên cứu thiết kế, chế tạo các sản phẩm như máy xúc, cần cẩu tháp, thang máy... nhưng lại gặp khó khăn về vốn, thị trường và công nghệ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét